Sáng kiến kinh nghiệm mầm non trong việc phát triển ngôn ngữ của trẻ - KidsOnline
Sáng kiến kinh nghiệm mầm non trong việc phát triển ngôn ngữ của trẻ

Phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ là phát triển khả năng nghe, hiểu ngôn ngữ, khả năng trình bày có logic, trình tự, chính xác, đúng ngữ pháp và có hình ảnh một nội dung nhất định. Vì thế, sự phát triển ngôn ngữ mạch lạc của lời nói rất cần thiết, nó được phát triển ngay từ khi trẻ bắt đầu học nói. Nhưng làm thế nào để phát triển ngôn ngữ cho trẻ một cách hiệu quả vẫn là câu hỏi được các thầy cô quan tâm?

Dưới đây là một số sáng kiến kinh nghiệm phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non mà KidsOnline sưu tầm được, hy vọng sẽ hỗ trợ được thầy cô trong việc giảng dạy của mình.

Phát triển ngôn ngữ bằng việc làm quen với bộ môn văn học đồng thời kết hợp với các bộ môn khác

Thường thì khi nhắc đến việc phát triển ngôn ngữ thì thầy cô và phụ huynh thường nhắc đến văn học. Không sai, để phát triển ngôn ngữ của trẻ thì việc tận dụng những lợi ích của môn văn là một sự lựa chọn rất thông minh. Đặc biệt là thông qua các câu chuyện kể, các bài thơ, bài văn có tác động rất tốt tới sự phát triển ngôn ngữ của trẻ. Đây là hoạt động diễn ra khá phổ biến tại các lớp học. Các bé sẽ được thầy cô tạo điều kiện để kể câu chuyện của mình có thể là câu chuyện bé đã được nghe được đọc hay thậm chí là bé nghĩ ra. Từ đó, giúp bé hiểu được cách vận dụng linh hoạt ngôn ngữ của mình. Hay đơn thuần là đọc truyện, sách hay cho bé đọc sách để vốn ngôn ngữ tự ngấm vào bé. Giúp bé hình thành phản xạ trường hợp nào thì dùng từ như thế nào?

Sáng kiến kinh nghiệm mầm non trong việc phát triển ngôn ngữ của trẻ1

Nhưng có lẽ không chỉ đơn thuần văn học là đủ, việc tích hợp các môn học khác sẽ giúp trẻ được phát triển toàn diện. Ví dụ như môn toán sẽ giúp trẻ phát triển về tư duy suy luận logic nhiều hơn, đồng thời có tác dụng hỗ trợ ngược lại cho việc phát triển ngôn ngữ, khiến hiệu quả sẽ tăng cao hơn. Đây là một trong những sáng kiến kinh nghiệm rất được đề cao khi đã vận dụng được việc tích hợp các môn học.

Theo phương pháp dạy học tích hợp với môn làm quen văn học có thể lồng ghép, kết hợp với tất cả các môn khác và giúp cho các bộ môn khác trở nên sinh động hơn. Đồng thời những môn khác cũng sẽ có những mặt ưu điểm hỗ trợ lại môn văn học.

Ví dụ: Môn âm nhạc hoạt động bổ trợ đề tài: Câu truyện:“Nhổ củ cải ” cho trẻ vận động theo bài “ Củ cải trắng”.

Ví dụ: Môn tìm hiểu môi trường xung quanh: chủ đề :động vật nuôi trong gia đình, câu truyện “Gà trống, mèo con và cún con”.Trẻ biết tên, đặc điểm, nơi  sống của một số con vật nuôi trong gia đình.

Môn toán: Tên bài dạy: “Cao hơn- thấp- hơn”, câu chuyện “cây khế”. Trẻ áp dụng được sự so sánh đặc điểm về ngoại hình của hai anh em .

Môn chữ cái : luyện phát âm qua trò chơi tìm chữ l-n-m cho trẻ phát âm.

Việc kết hợp các môn học như vậy còn giúp việc học của trẻ trở nên thú vị và lý thú hơn rất nhiều.

Xây dựng nề nếp học tập,rèn kỹ năng và kích  thích sự sáng tạo  của trẻ

Nề nếp của trẻ là bước đầu của một tiết học, nếu chúng ta không đưa trẻ vào nề nếp thì giờ học không đạt kết quả cao. Khi trẻ có nề nếp tốt cùng với sự hướng dẫn khoa học của cô ngay ban đầu trẻ đã say mê với giờ học, luôn thể hiện cảm xúc, trí tưởng tượng cho hoạt động nghệ thuật.

Thầy cô có thể rèn luyện nề nếp cho trẻ bằng cách: Xếp xen kẽ cháu mạnh dạn với cháu nhút nhát, cháu nam xen cháu nữ. Chia tổ, đặt tên cho tổ “tổ hoa hồng, tổ hoa cúc, tổ hoa sen” và bầu ra tổ trưởng để tổ trưởng giúp cô quán xuyến, nhắc nhở thành viên của mình. Thầy cô cũng cần nhớ luôn động viên trẻ trong tiết học, uốn nắn tác phong ngồi học cho trẻ, trẻ ngồi đúng tư thế, không nói chuyện, không nói leo, nói phải xin phép cô, nói rõ ràng, mạch lạc, đủ câu,…Với những biện pháp trên trẻ đã có thói quen tốt trong việc xây dựng nề nếp học tập.

Phối hợp với phụ huynh

Về sáng kiến kinh nghiệm phối hợp với phụ huynh nhằm giúp phụ huynh hiểu rõ được mục đích cũng như công việc thầy cô đang cố gắng đạt được. Từ đó, cùng sự giúp đỡ của phụ huynh giúp công việc trở nên hiểu quả hơn.

Ví dụ: Tổ chức giao lưu giữa lớp và phụ huynh giúp phụ huynh nắm được một buổi học ở trường của bé. Chẳng hạn, Chủ đề: Thế giới thực vật, tết và  mùa xuân, bảng tuyên truyền có những hình ảnh về tết và mùa xuân, câu thơ, câu truyện, bài hát, đồng dao…có tổ chức giao lưu giữa lớp với phụ huynh.

 

Ngoài ra thầy cô nên trao đổi và vận động phụ huynh cố gắng dành thời gian để tâm sự với trẻ và lắng nghe trẻ nói, khi trò chuyện với trẻ phải nói rõ ràng mạch lạc, tốc độ vừa phải để trẻ nghe cho rõ, cha mẹ người thân phải cố gắng phát âm đúng cho trẻ bắt chước. Đây là một yếu tố có ảnh hưởng rất lớn đối với trẻ. Vì thời gian trẻ ở nhà và giao tiếp với bố mẹ ngang bằng với thời gian ở trên lớp. Nên nếu ở nhà bố mẹ tạo cho trẻ những thói quen xấu sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến việc học trên lớp của trẻ. Và sẽ mất thời gian hơn nữa khi thầy cô vừa phải uốn nắn sai lầm của trẻ lại phải dạy trẻ những điều mới

Khuyến khích phụ huynh cung cấp kinh nghiệm sống cho trẻ. Tránh không nói tiếng địa phương, cần tránh cho trẻ nghe những hình thái ngôn ngữ không chính xác.

Sử dụng các  loại rối trang phục, mô hình, học cụ thu hút sự chú ý của trẻ.

Sáng kiến kinh nghiệm mầm non trong việc phát triển ngôn ngữ của trẻ2

những con vật xinh xắn, trẻ cũng có thể sử dụng được để kể chuyện theo ý thích .

Như đã đề cập từng đề cập ở các bài viết trước, các dụng cụ học tập đóng một vai trò rất quan trọng và có ý nghĩa tới việc giảng dạy của thầy cô cũng như chất lượng học tập của trẻ. Nên thầy cô hãy cố gắng tạo ra những dụng cụ học tập sử dụng các nguyên liệu mở như: Thanh trẻ, bìa cứng, gỗ, hộp xốp, đất … để làm thành những con vật xinh xắn, trẻ cũng có thể sử dụng được để kể chuyện theo ý thích .

 Ví dụ: Từ bìa cứng, xốp làm những con vật ngộ ngĩnh, đa dạng màu sắc để thu hút trẻ .

Ví dụ : Kể chuyện “ Dê con Nhanh trí’’để gây hứng thú cho trẻ tôi chuẩn bị một sân khấu rối, các con rối được làm bằng vải vụn được cải biên màu sắc rực rỡ.

Ví dụ kể chuyện “ Quả bầu tiên”để làm trang phục cho trẻ tôi dùng quần áo để trẻ hoá thân vào các nhân vật nhập vai .

Xem thêm:

Nâng cao hiệu quả giảng dạy nhờ bài giảng E learning

Tài liệu phương pháp Montessori về hệ thống giáo cụ

Tin tức liên quan
Chia sẻ bộ sách Làm quen tiếng Anh mầm non
Bộ sách hỗ trợ các cô tổ chức hoạt động dạy học (Làm Quen Tiếng Anh Mầm Non), giúp cho quý thầy cô thuận tiện hơn cho việc giảng dạy bộ sách Làm Quen Tiếng Anh Mầm Non. Làm quen tiếng Anh (dành cho lứa tuổi mầm non) là bộ sách gồm 6 quyển, dành […]
Đọc thêm
Giáo án chủ đề nghề nghiệp, gia đình ngày 20-11
I. MỤC TIÊU: 1. Phát triển thể chất: – Trẻ nhận biết được và biết tránh xa những nơi nguy hiểm với mình: ổ điện, nước sôi, vật nhọn… – Biết một số kỹ năng và có khả năng giữ thăng bằng khi thực hiện các hoạt động vận động, ví dụ: Ném xa bằng […]
Đọc thêm
Chia sẻ bộ giáo án mầm non theo lứa tuổi và theo chủ đề mới nhất
Biên soạn giáo án là công việc hàng ngày mà các giáo viên nói chung và giáo viên mầm non nói riêng cần phải làm. Giáo viên mầm non ngoài việc biên soạn bài dạy trên lớp, các cô còn phải làm những công việc như: Chăm sóc, nuôi dưỡng và tổ chức các hoạt […]
Đọc thêm
Sáng kiến kinh nghiệm mầm non cho trẻ làm quen với hoạt động tạo hình
Tại các trường mầm non, hoạt động tạo hình đóng vai trò như một bộ môn chính thức đóng vai trò quan trọng trong chương trình giáo dục. Hãy cùng Kidsonline đi tìm hiểu về biện pháp thực hiện trong sáng kiến kinh nghiệm mầm non cho trẻ làm quen với hoạt động tạo hình […]
Đọc thêm
Hỗ trợ trẻ trong giai đoạn chuyển tiếp từ mầm non lên tiểu học: Tài liệu hướng dẫn dành cho giáo viên
Cả lãnh đạo nhà trường và giáo viên đều đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc hỗ trợ trẻ trong giai đoạn chuyển  tiếp từ mầm non lên tiểu học thông qua việc tạo ra môi trường thuận lợi. Cuốn tài liệu Giáo viên hỗ trợ trẻ trong giai đoạn chuyển tiếp từ […]
Đọc thêm
Sáng kiến kinh nghiệm mầm non giúp trẻ ghi nhớ 12 biển báo giao thông
Kết hợp giáo dục an toàn giao thông vào các bài học trên lớp là hoạt động vô cùng cần thiết đối với bậc giáo dục mầm non hiện nay. Sáng kiến kinh nghiệm mầm non giúp trẻ ghi nhớ 12 biển báo giao thông chính là bước đầu để trẻ làm quen với hoạt […]
Đọc thêm
Chia sẻ giáo án khám phá thử nghiệm hay
Hoạt động khám phá thử nghiệm được tiến hành thường xuyên tại các trường mầm non, mục đích của hoạt động này chính là giúp trẻ phát triển nhận thức, đặc biệt là hình thành thái độ nhận thức và kĩ năng nhận thức cho trẻ từ đó xây dựng nền tảng bền vững cho […]
Đọc thêm

Quý trường đăng ký
trải nghiệm