Kinh nghiệm làm và sử dụng đồ dùng học tập trong giảng dạy trẻ làm quen với toán P2 - KidsOnline
Kinh nghiệm làm và sử dụng đồ dùng học tập trong giảng dạy trẻ làm quen với toán P2

Trong phần trước của bài viết KidsOnline đã chia sẻ hai lưu ý đầu tiên khi thầy cô thiết kế đồ dùng học tập cũng như cách sử dụng chúng trong việc giảng dạy. Tiếp nối bài viết đó, KidsOnline xin đưa thầy cô phần còn lại để thầy cô có cái nhìn toàn diện hơn và đúc kết cho bản thân được những kinh nghiệm cần thiết!

Tận dụng tối đa đồ dùng làm quen với toán

Để phục vụ cho việc giảng dạy, thầy cô cần sử dụng rất nhiều các dụng cụ học tập. Nếu như mỗi bài học, mỗi buổi học  là những dụng cụ học tập khác nhau thì số lượng mà giáo viên phải tạo ra sẽ vô cùng lớn. Vì vậy, để tiết kiệm tối đã chi phí và thời gian công sức của thầy cô thì cần:

Nghiên cứu làm đồ dùng học tập sao cho một đồ dùng có thể cung cấp cho trẻ nhiều kiến thức khác nhau, sử dụng được cho nhiều hoạt động. Khi đó một đồ dùng học tập sẽ có hiệu quả sử dụng rất lớn, không chỉ là đồ dùng môn toán mà có thể sử dụng cho nhiều môn học và các hoạt động khác. Việc khai thác tối đa tính năng của các đồ dùng học tập sẽ tiết kiệm được rất nhiều chi phí làm đồ dùng đồ chơi học tập cho lớp cũng như thời gian tìm tòi, công sức làm dụng cụ của thầy cô. Chính vì vậy, thay vì làm đi làm lại nhiều lần, thầy cô hãy nghiên cứu kĩ ngay từ đầu để đưa ra những dụng cụ phục vụ được nhiều lợi ích nhất.

Ví dụ: Thầy cô có thể làm một bảng dạy tổng hợp bằng bìa A0, trên đó có hình ảnh các con vật được gắn bằng các miếng dính có thể thay đổi số lượng và vị trí khi sử dụng phù hợp với các mục đích giảng dạy khác nhau như: dạy trẻ định hướng không gian: trên – dưới – trước – sau – phải – trái, dạy trẻ về tập hợp, số đếm, dạy trẻ về hình dạng, dạy trẻ về kích thước.

Kinh nghiệm làm và sử dụng đồ dùng học tập trong giảng dạy trẻ làm quen với toán 1

Tận dụng mọi vật liệu có thể để tạo ra những dụng cụ học tập bổ ích

Ngoài ra, thầy cô nên tận dụng các nguyên liệu dễ kiếm, rẻ tiền để làm các đồ dùng học tập. Việc tận dụng các nguyên liệu dễ kiếm, rẻ tiền để làm các đồ dùng giúp giáo viên vừa có điêù kiện tiết kiệm chi phí làm đồ dùng đồ chơi vừa có thể phối hợp cùng phụ huynh trong việc chăm sóc giáo dục trẻ. ( Phụ huynh đóng góp, ủng hộ giáo viên các nguyên liệu cũ ).

Tuy nhiên khi lựa chọn vật liệu làm đồ dùng đồ chơi cần chú ý:

  1. – Lựa chọn các vật liệu sạch, đảm bảo an toàn.
  2. – Tận dụng các vật liệu phổ biến, rẻ tiền.
  3. – Nguyền vật liệu dễ huy động được từ phụ huynh học sinh.
  4. – Vật liệu có màu sắc đẹp, kích thước vừa phải với tầm tay trẻ.

Ví dụ: Thầy cô có thể dùng lịch cũ để cho trẻ làm quen với các khái niệm về thời gian và các số tự nhiên; dùng bìa, cốc nhựa, giấy màu, bút màu, vải vụn để làm búp bê các loại cho trẻ học về số lượng, chiều cao, kích thước… Một số đồ dùng, đồ chơi tự tạo của môn làm quen với toán.

Dụng cụ làm quen với toàn cần đảm bảo tính thẩm mỹ, an toàn và độ bền cao

Kinh nghiệm làm và sử dụng đồ dùng học tập trong giảng dạy trẻ làm quen với toán 2

Các đồ dùng cho trẻ làm quen với toán do giáo viên làm phải đảm bảo tính thẩm mỹ, an toàn trong sử dụng và có độ bền cao

Các đồ dùng cho trẻ làm quen với toán do giáo viên làm phải đảm bảo tính thẩm mỹ, an toàn trong sử dụng và có độ bền cao. Như chúng ta đã biết, đặc trưng của trẻ mầm non là thích khám phá.Vì thế các đồ dùng đồ chơi làm ra phải đảm bảo an toàn, không gây thương tích cho trẻ, không bị biến hình, hư hỏng khi trẻ sử dụng.Và đặc biệt nếu các đồ dùng đồ chơi đẹp mắt thì trẻ sẽ rất hứng thú với tiết học.

Khi làm đồ dùng học tập, thầy cô nên phối kết hợp nhiều màu sắc để tạo ra đồ dùng đẹp, sinh động, hợp với sở thích của trẻ. Chất liệu mà được các giáo viên mầm non sử dụng rất phổ biến vì tính bền, đẹp và giá thành thấp là xốp màu. Chính vì vậy, thầy cô có thể tham khảo và  sử  dụng xốp màu để tạo ra đồ dùng đồ chơi phong phú cho trẻ. Trẻ thích thú với các đồ dùng, đồ chơi do cô và trẻ cùng làm.

Sử dụng dụng cụ học tập làm quen với toán như vật liệu trang trí

Kinh nghiệm làm và sử dụng đồ dùng học tập trong giảng dạy trẻ làm quen với toán 3

Sử dụng các đồ dùng đồ chơi làm quen với toán do cô và trẻ làm để trang trí lớp và tạo môi trường cho trẻ “ học ” toán

Sử dụng các đồ dùng đồ chơi làm quen với toán do cô và trẻ làm để trang trí lớp và tạo môi trường cho trẻ “ học ” toán. Các đồ dùng đồ chơi làm quen với toán do cô và trẻ làm không chỉ được sử dụng trong giờ học toán mà còn được tôi sử dụng để trang trí lớp, làm đồ dùng đồ chơi trong góc toán. Như vậy trẻ sẽ được ôn luyện, củng cố kiến thức vế toán ở mọi lúc, mọi nơi, trong các thời điểm khác nhau như: giờ đón, giờ trả, giờ hoạt động góc.

Ví dụ chia sẻ của một giáo viên về các tận dụng dụng cụ học tập làm vật trang trí :

“Tôi đã dùng bìa làm các bàn cờ cho trẻ chơi trong các thời điểm trong ngày như:

-Trò chơi “ Đếm cánh hoa” : trẻ dùng xúc xắc đổ ra các tranh ảnh có số cánh hoa tương ứng.

-Bàn cờ nhận hình, nhận màu.

-Trò chơi đặt số tương ứng cũng rất đơn giản và dễ chơi: tôi dùng bìa, giấy màu cắt thành các hình theo chủ điểm và sắp xếp theo nhóm để trẻ đặt các thẻ số tương ứng.

-Trò chơi ghép tranh, tập đếm cũng là những trò chơi trẻ rất thích. Một số đồ dùng, đồ chơi ở góc toán học: Bảng “Bé tập đếm và đặt các số tương ứng” trong chủ điểm “Thế giới thực vật””

Tin tức liên quan
Chia sẻ bộ sách Làm quen tiếng Anh mầm non
Bộ sách hỗ trợ các cô tổ chức hoạt động dạy học (Làm Quen Tiếng Anh Mầm Non), giúp cho quý thầy cô thuận tiện hơn cho việc giảng dạy bộ sách Làm Quen Tiếng Anh Mầm Non. Làm quen tiếng Anh (dành cho lứa tuổi mầm non) là bộ sách gồm 6 quyển, dành […]
Đọc thêm
Giáo án chủ đề nghề nghiệp, gia đình ngày 20-11
I. MỤC TIÊU: 1. Phát triển thể chất: – Trẻ nhận biết được và biết tránh xa những nơi nguy hiểm với mình: ổ điện, nước sôi, vật nhọn… – Biết một số kỹ năng và có khả năng giữ thăng bằng khi thực hiện các hoạt động vận động, ví dụ: Ném xa bằng […]
Đọc thêm
Chia sẻ bộ giáo án mầm non theo lứa tuổi và theo chủ đề mới nhất
Biên soạn giáo án là công việc hàng ngày mà các giáo viên nói chung và giáo viên mầm non nói riêng cần phải làm. Giáo viên mầm non ngoài việc biên soạn bài dạy trên lớp, các cô còn phải làm những công việc như: Chăm sóc, nuôi dưỡng và tổ chức các hoạt […]
Đọc thêm
Sáng kiến kinh nghiệm mầm non cho trẻ làm quen với hoạt động tạo hình
Tại các trường mầm non, hoạt động tạo hình đóng vai trò như một bộ môn chính thức đóng vai trò quan trọng trong chương trình giáo dục. Hãy cùng Kidsonline đi tìm hiểu về biện pháp thực hiện trong sáng kiến kinh nghiệm mầm non cho trẻ làm quen với hoạt động tạo hình […]
Đọc thêm
Hỗ trợ trẻ trong giai đoạn chuyển tiếp từ mầm non lên tiểu học: Tài liệu hướng dẫn dành cho giáo viên
Cả lãnh đạo nhà trường và giáo viên đều đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc hỗ trợ trẻ trong giai đoạn chuyển  tiếp từ mầm non lên tiểu học thông qua việc tạo ra môi trường thuận lợi. Cuốn tài liệu Giáo viên hỗ trợ trẻ trong giai đoạn chuyển tiếp từ […]
Đọc thêm
Sáng kiến kinh nghiệm mầm non giúp trẻ ghi nhớ 12 biển báo giao thông
Kết hợp giáo dục an toàn giao thông vào các bài học trên lớp là hoạt động vô cùng cần thiết đối với bậc giáo dục mầm non hiện nay. Sáng kiến kinh nghiệm mầm non giúp trẻ ghi nhớ 12 biển báo giao thông chính là bước đầu để trẻ làm quen với hoạt […]
Đọc thêm
Chia sẻ giáo án khám phá thử nghiệm hay
Hoạt động khám phá thử nghiệm được tiến hành thường xuyên tại các trường mầm non, mục đích của hoạt động này chính là giúp trẻ phát triển nhận thức, đặc biệt là hình thành thái độ nhận thức và kĩ năng nhận thức cho trẻ từ đó xây dựng nền tảng bền vững cho […]
Đọc thêm

Quý trường đăng ký
trải nghiệm