Tất tần tật quá trình mọc răng và thay răng của trẻ - KidsOnline
Tất tần tật quá trình mọc răng và thay răng của trẻ

Vấn đề răng miệng của trẻ là vấn đề đang được rất nhiều phụ huynh quan tâm. Trẻ sơ sinh được khoảng 6 tháng sẽ nhú chiếc răng sữa đầu tiên, đây là cột mốc quan trọng trong cuộc đời bé. Thông thường, những chiếc răng sữa sẽ mọc theo một thứ tự nhất định.

Vậy bạn có biết quá trình mọc răng và thay răng của bé diễn ra như thế nào không? Hãy cùng KidsOnline tìm hiểu về quá trình thú vị này nhé!

Các giai đoạn mọc răng và thay răng của trẻ

1. Trong bụng mẹ

Từ khoảng 6 đến 7 tuần tuổi: Những phiến răng mỏng, bé xíu đã bắt đầu  cựa quậy. Đây sẽ là nền tảng để răng bé mọc lên sau này.

Đến tuần tuổi thứ 20: Những chồi răng của trẻ đã bắt đầu định hình ở cả hàm trên và hàm dưới.

Khi bé được 36 tuần tuổi: Nướu răng của trẻ đã trở nên cứng cáp hơn. Những chiếc răng đầu tiên không lộ diện trong khoảng nửa năm nhưng lợi của bé lúc này khá chắc chắn nên bé bắt đầu biết cắn nhẹ.

2. Sau khi chào đời
Mặc dù đã có một nền tảng nướu đủ vững và những chồi răng đầu tiên đã định hình nhưng không phải bất cứ em bé nào khi được sinh ra cũng đã có răng. Tỷ lệ những em bé có răng sẵn sau khi chào đời chỉ chiếm 1/2000. Thông thường, quá trình mọc răng của bé như sau:

kidsonline-Tất tần tật quá trình moc răng và thay răng của trẻ1

Từ 6 đến 10 tháng: Chiếc răng đầu tiên xuất hiện. Đó thường là chiếc răng cửa ở hàm dưới. Răng của trẻ em được gọi là răng sữa bởi men răng rất mỏng manh, yếu ớt như… bột sữa vậy.

kidsonline-Tất tần tật quá trình moc răng và thay răng của trẻ2
Từ 8 đến 12 tháng: Những chiếc răng cửa ở hàm trên của bé lộ diện. Và các bé gái thường mọc răng sớm hơn các bé trai.

kidsonline-Tất tần tật quá trình moc răng và thay răng của trẻ3
Từ 9 đến 13 tháng: Cũng ở hàm trên, những chiếc răng bên cạnh răng cửa xuất hiện.
kidsonline-Tất tần tật quá trình moc răng và thay răng của trẻ4
Từ 10 đến 16 tháng: những chiếc răng bên cạnh răng cửa của hàm dưới bắt đầu gia nhập đội hình.

kidsonline-Tất tần tật quá trình moc răng và thay răng của trẻ5
Khoảng vào giữa tháng 13 và 19. Răng hàm đầu tiên của con ở hàm trên. Tuy là răng hàm, nhưng cu cậu mọc sớm này vẫn chưa phải làm việc cho đến khi xuất hiện răng hàm – hàm dưới

kidsonline-Tất tần tật quá trình moc răng và thay răng của trẻ6

Các răng hàm đồng thời nổi lên khoảng tháng 14 đến 18. Răng hàm đầu tiên ở hàm dưới cựa quậy mọc lên. Từ bây giờ, răng hàm đã bắt đầu phải làm việc, phục vụ các bé trong việc… nhai kẹo cứng.

kidsonline-Tất tần tật quá trình moc răng và thay răng của trẻ7

Lấp đầy khoảng trống giữa răng cửa và răng hàm mọc vào khoảng tháng thứ 16 đến tháng 22 là răng nanh phía trên. Điều thú vị là ở vị trí này, sau này răng sẽ được thay thế thành răng khểnh.

kidsonline-Tất tần tật quá trình moc răng và thay răng của trẻ8

Răng nanh phía dưới mọc chậm hơn một chút so với răng nanh phía trên từ khoảng 17 đến 23 tháng. Nu cười của bé vậy là gần như đã tròn vẹn sau giai đoạn này.

kidsonline-Tất tần tật quá trình moc răng và thay răng của trẻ9

Hai răng hàm phía dưới thường mọc trước ở răng hàm trên, khoảng thời gian từ 23 đến 31 tháng. Trẻ em thường không phàn nàn nhiều về đau răng ở giai đoạn này. Có thể bé còn đang bận bịu với những trò chơi của mình.
Vậy là các bé đã ‘hoàn tất chỉ tiêu 20 chiếc răng đầu tiên’ của mình trong giai đoạn này.

3. Quá trình thay răng của bé

6 đến 7 tuổi: bé bắt đầu thay chiếc răng đầu tiên. Thông thường đó là chiếc răng cửa trung tâm của hàm dưới, cũng là chiếc răng mọc lên đầu tiên của bé. Chiếc răng này không tự nhiên rơi ra mà nó bị chiếc răng thay thế cứng hơn, lấp ló ở dưới nướu cùng vị trí đẩy lên.
kidsonline-Tất tần tật quá trình moc răng và thay răng của trẻ10
Từ 7 đến 8 tuổi: Hầu hết những chiếc răng của bé đều được thay thế theo quy luật: ‘mọc trước thì rụng trước’. Bắt đầu từ những chiếc răng trung tâm và cứ thế lan dần ra những chiếc răng ‘hàng xóm’.

Từ 9 đến 13 tuổi: Sau khi chia tay những chiếc răng cũ, bé sẽ đón nhận những chiếc răng mới to bản hơn thay thế cùng vào những vị trí bỏ trống đó. Những chiếc răng hàm chiếm nhiều chỗ nhất trong miệng của bé.

Từ 14 đến 23 tuổi: 28 chiếc răng được thay thế một cách hoàn hảo. Đến tuổi này, những chiếc răng hàm cứng đầu nhất cũng rục rịch mọc lên để các cô bé, cậu bé có được đầy đủ 32 chiếc răng đẹp nhất.

Tin tức liên quan
Hướng dẫn chăm sóc trẻ bị viêm da cơ địa
Chăm sóc da cho trẻ như thế nào? – Cải thiện triệu chứng bệnh: giảm ngứa, giảm viêm – Dưỡng ẩm cho da, tái tạo nước cho da – Bảo vệ da – Phòng và điều trị nhiễm trùng Kiểm soát ngứa cho trẻ Khi ngứa trẻ thường gãi làm cho bệnh trở nên nặng […]
Đọc thêm
Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết bệnh viêm da cơ địa ở trẻ
1. Bệnh viêm da cơ địa là gì? Bệnh viêm da cơ địa (VDCĐ) còn gọi là bệnh chàm thể tạng, eczema. Viêm da cơ địa là bệnh da phổ biến nhất, đặc biệt trong thời kỳ thơ ấu.Triệu chứng điển hình của bệnh là các thương tổn da khô kèm theo ngứa và hay […]
Đọc thêm
Đường – Sự nguy hiểm ngọt ngào
Sắp đến Tết rồi. Trẻ em là thích Tết nhất. Thích được mặc áo đẹp, được nghỉ học, đi chơi, được mừng tuổi. Và không thể không kể đến một sở thích khoái khẩu của bọn trẻ là cơ hội được ăn bánh kẹo thả ga. Đi đâu cũng được mời bánh kẹo. Có khi […]
Đọc thêm
Hai bài thuốc trị rối loạn tiêu hóa
Ngày Tết có thể sẽ là những ngày mà hệ tiêu hóa của bạn và các con phải ra sức làm việc. Thậm chí, chúng còn đứng trước nguy cơ bị rối loạn hoặc ngộ độc do các nguyên nhân: Ăn uống thất thường, có thể ăn quá nhiều, quá ít, không đúng bữa. Ăn […]
Đọc thêm
Các dấu hiệu cảnh báo suy giảm miễn dịch bẩm sinh hướng dẫn bởi Bệnh viện Nhi Trung ương
Suy giảm miễn dịch bẩm sinh là một bệnh khiếm khuyết về di truyền khiến cơ thể bệnh nhi không có khả năng chống lại tác nhân gây bệnh như virus, vi khuẩn. Suy giảm miễn dịch được chia thành 2 loại: dạng tiên phát bẩm sinh (do gen) và dạng thứ phát do mắc […]
Đọc thêm
Đừng “dán nhãn” con
“Con bé nhà em nhõng nhẽo và hay mít ướt lắm.” “Thằng cu nhà này thì “thần giữ của”. Đừng ai lấy được của nó thứ gì”. “Con đúng là ích kỉ. Hãy chia cho em chơi cùng với.” “Nào! Nào! Biết ngay mà. Con hậu đậu lắm í!” …. “Dán nhãn” cho con là […]
Đọc thêm
CẢNH BÁO KIỂU NGỒI CHỮ W
Không phải nhiều người trong số chúng ta nghe nói về kiểu ngồi này. Nhưng thực ra nó lại khá dễ gặp ở trẻ 3-6 tuổi thậm chí lớn hơn. Nếu bạn dành thời gian quan sát con bạn hoặc một nhóm trẻ ngồi chơi trên sàn, bạn cũng có thể bắt gặp kiểu ngồi […]
Đọc thêm

Quý trường đăng ký
trải nghiệm