Giáo viên có kinh nghiệm trong công tác giáo dục trẻ có ý thức bảo vệ môi trường để trẻ có ý thức tốt trong việc bảo vệ môi trường.
Ô nhiễm môi trường đang ảnh hưởng xấu đến toàn cầu, gây ra những tình trạng như ô nhiễm không khí, ô nhiễm nguồn nước, hạn hán, lũ lụt… Con người là nhân tố chính gây nên tình trạng ô nhiễm trở nên trầm trọng hơn, những hoạt động của con người tác động xấu đến môi trường xung quanh. Tuy nhiên, con người cũng chính là nhân tố có khả năng bảo vệ và cải thiện môi trường sống.
Chính vì vậy, sáng kiến kinh nghiệm mầm non về đề tài nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ mầm non đóng vai trò vô cùng quan trọng, góp phần xây dựng môi trường sống xanh – sạch – đẹp, giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
Để giáo dục trẻ mầm non có ý thức bảo vệ môi trường, không chỉ thầy cô cần hướng dẫn, điều chỉnh hoạt động hàng ngày của trẻ tại lớp, mà bố mẹ cũng cần làm gương cho con noi theo.
Bắt đầu tư những hoạt động học tập, vui chơi, ăn, ngủ đều cần lồng ghép khéo léo việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường.
Sau đây, Kidsonline xin chia sẻ những biện pháp giáo dục nâng cao ý thức bảo vệ môi trường sống cho trẻ mầm non trong sáng kiến kinh nghiệm mầm non.
Những biện pháp hữu hiệu trong sáng kiến kinh nghiệm mầm non giáo dục nâng cao ý thức bảo vệ môi trường sống cho trẻ:
– Xây dựng môi trường học tập an toàn – toàn diện
Nước ta thường xuyên chịu tác động của thiên tai, đặc biệt trẻ em chính là đối tượng dễ bị tổn thương nhất khi có thiên tai xảy đến. Chính vì vậy, trước tiên cần xây dựng trường học an toàn, áp dụng các biện pháp xây dựng an toàn như: sử dụng vật liệu chất lượng cao, độ bền, chịu lực tốt, có lối thoát hiểm… để giảm thiểu tối đa những tác động xấu, nguy hiểm, mất mát về tính mạng, tài sản…
Cần có nội dung giáo dục ứng phó với phòng chống thiên tai và biến đổi khí hậu thường xuyên hơn trong công tác quản lý nhà trường.
Bồi dưỡng kỹ năng cần thiết cho đội ngũ cán bộ giáo viên học sinh sinh toàn trường để chủ động hơn trước những tình huống xấu xảy ra.
Tổ chức các buổi tập huấn về các hành động cần thực hiện để ứng phó với thiên tai với sự tham gia của toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên, phụ huynh và học sinh.
– Giáo viên cần làm tấm gương cho trẻ noi theo
Cô giáo chính là người có ảnh hưởng trực tiếp đến các bé tại trường, bởi trẻ có đặc điểm rất hay bắt chước, bé hoàn toàn không nhận thức rõ ràng cái nào đúng cái nào sai, do đó chúng sẽ bắt chước những gì mà chúng thấy.
Chính vì vậy, các cô giáo và cả bố mẹ, mọi người xung quanh trẻ đều cần làm tấm gương tích cực bảo vệ môi trường: Vệ sinh trường lớp gọn gàng, sạch sẽ, sử dụng tiêu kiệm nước, tiết kiệm điện, tưới cây thường xuyên, không vứt rác bừa bãi, có tình yêu với thiên nhiên… Theo đó, trẻ sẽ bắt chước làm theo những hành vi tốt đó của người lớn.
– Tích hợp, lồng ghép khéo léo những nội dung nâng cao bảo vệ môi trường trong những chủ đề trên trường lớp.
- Cho trẻ tham gia nhiều hoạt động học tập khác nhau:
Khám phá, nghiên cứu khoa học, âm nhạc, làm quen với các hoạt động tạo hình, làm quen với đồ vật… Mỗi hoạt động đều mang chức năng và ý nghĩa tác động đến bé, kích thích sự phát triển giác quan kích thích tình cảm, thái độ sống tốt, phát triển thể chất và trí tuệ cho bé.
- Xây dựng chủ đề “Trường mầm non thân yêu cho bé”
Giới thiệu cho trẻ về các khu vực trong trường, các khu vệ sinh, những nơi vứt rác.
Cho trẻ hiểu sự cần thiết của việc rửa tay trước khi ăn, sau khi ăn và sau khi đi vệ sinh…, ý thức bảo vệ môi trường xung quanh, không bẻ cành, hái hoa, biết chăm sóc bảo vệ thiên nhiên và còn nhiều hoạt động khác nữa.
Trước khi cho trẻ thực hành thực tế các hoạt động bảo vệ môi trường, cô có thể cho trẻ xem những hình ảnh về các bạn nhỏ cùng trường đã từng làm hoạt động này như thế nào, đó sẽ là hình ảnh thiết thực nhất để các bé làm theo hoặc cần tránh.
- Xây dựng chủ đề bản thân:
Hướng dẫn trẻ các ký hiệu thông thường của nhà vệ sinh nam, nữ, ký hiệu thùng rác, biển báo giao thông cơ bản, giúp trẻ nhận biết những dụng cụ nguy hiểm như: dao, kéo, ổ điện, hồ… trẻ cần tránh xa những vật dụng và nơi nguy hiểm như vậy.
- Chủ đề gia đình:
Nhận biết phân biệt rõ từng khu vực phòng ở, nhà vệ sinh, sân vườn, bể nước, sự sắp đặt các đồ dùng…
Hướng dẫn trẻ sử dụng các đồ dùng sinh hoạt đơn giản hàng ngày, có ý thức giữ gìn phòng ở sạch sẽ, gọn gàng, cất đồ chơi vào tủ khi đã chơi xong, sử dụng tiết kiệm điện, nước, tưới cây thường xuyên, không hái hoa bẻ cành cây trong vườn…
Ngoài ra cô cần xây dựng các chủ đề quan trọng khác như: chủ đề giao thông, chủ đề thế giới động thực vật, chủ đề các hiện tượng tự nhiên…
Như vậy, với việc kết hợp giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ mầm non qua những chủ đề phong phú trên sẽ vô cùng bổ ích cho bé, giúp trẻ biết chăm sóc bản thân, sử dụng và giữ gìn đồ dùng ngăn nắp, gọn gàng, biết bảo vệ môi trường và có thái độ sống tích cực.
Sáng kiến kinh nghiệm mầm non nâng cao ý thức bảo vệ môi trường sống mang ý nghĩa quan trọng, với những biện pháp trên, chắc chắn trẻ sẽ được hình thành cho mình những thái độ sống tích cực, có ý thức bảo vệ môi trường sống xung quanh mình.
Bài liên quan:
Quý trường đăng ký
trải nghiệm