Môi trường bể bơi không hề sạch như bạn nghĩ - KidsOnline
Môi trường bể bơi không hề sạch như bạn nghĩ

Bảo vệ mắt cho trẻ khi đi bơi là điều vô cùng cần thiết bởi hiện nay tình trạng lây nhiễm các bệnh nguy hiểm qua hồ bơi đang tăng đến mức báo động, thường gặp như viêm kết mạc,…
Nước hồ bơi là môi trường lý tưởng của vi khuẩn gây bệnh viêm kết mạc. Ngoài ra, viêm kết mạc cũng có thể do hóa chất, các loại vi khuẩn khác có trong nước hồ bơi không được vệ sinh tốt, nhất là tại các hồ bơi ở thành phố, thường xuyên quá tải.
Đó là chưa kể ở những hồ bơi không bảo đảm điều kiện vệ sinh, nước hồ bơi có thể chứa những chất thải do một số người kém ý thức khi đi bơi thải ra như khạc nhổ, nước mũi, thậm chí tiểu tiện trong hồ bơi khiến mầm bệnh phát triển, lây lan.

Kiến thức cần biết và những lưu ý dành cho phụ huynh khi chăm trẻ bị vấn đề về mắt do bơi tại hồ bơi:

Một số triệu chứng thường gặp với trẻ khi bơi tại hồ bơi là gì?

  • Đỏ mắt, ngứa rát cộm mắt
  • Nhạy cảm với ánh sáng, dễ bị chói mắt
  • Chảy nước mắt, nhiều gỉ mắt bẩn bám dính chặt hai mi mắt nhất là lúc mới ngủ dậy
  • Khó nhìn
  • Mi mắt hơi sưng nề
  • Ngoài ra còn có thể bị sốt nhẹ, nổi hạch ở tai, dưới hàm gây đau, họng đỏ, amidan sưng to

 Khi đó phụ huynh KHÔNG ĐƯỢC làm gì?

  • KHÔNG tự mua thuốc điều trị. Đặc biệt là các thuốc chứa corticoid, tránh biến chứng có thể dẫn đến mất thị lực của trẻ.
  • KHÔNG để mắt của trẻ làm việc quá sức, nhất là khi làm việc với sách vở, máy tính, điện thoại
  • KHÔNG dùng lá trầu không hoặc các nước lá nói chung để điều trị viêm kết mạc. Các cách chữa này đều chưa được kiểm chứng, có thể gây kích thích cho mắt và làm cản trở việc khỏi bệnh của trẻ.

Không được để trẻ dụi mắt 

Phụ huynh cần giải quyết tình trạng này như thế nào?

  • Không để trẻ dụi mắt, sờ vào mũi, vào miệng.
  • Rửa tay bằng xà phòng thường xuyên để đảm bảo vệ sinh.
  • Trẻ cần được nghỉ ngơi, cách ly, khám và dùng thuốc theo đơn của bác sĩ.
Tin tức liên quan
Hướng dẫn chăm sóc trẻ bị viêm da cơ địa
Chăm sóc da cho trẻ như thế nào? – Cải thiện triệu chứng bệnh: giảm ngứa, giảm viêm – Dưỡng ẩm cho da, tái tạo nước cho da – Bảo vệ da – Phòng và điều trị nhiễm trùng Kiểm soát ngứa cho trẻ Khi ngứa trẻ thường gãi làm cho bệnh trở nên nặng […]
Đọc thêm
Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết bệnh viêm da cơ địa ở trẻ
1. Bệnh viêm da cơ địa là gì? Bệnh viêm da cơ địa (VDCĐ) còn gọi là bệnh chàm thể tạng, eczema. Viêm da cơ địa là bệnh da phổ biến nhất, đặc biệt trong thời kỳ thơ ấu.Triệu chứng điển hình của bệnh là các thương tổn da khô kèm theo ngứa và hay […]
Đọc thêm
Đường – Sự nguy hiểm ngọt ngào
Sắp đến Tết rồi. Trẻ em là thích Tết nhất. Thích được mặc áo đẹp, được nghỉ học, đi chơi, được mừng tuổi. Và không thể không kể đến một sở thích khoái khẩu của bọn trẻ là cơ hội được ăn bánh kẹo thả ga. Đi đâu cũng được mời bánh kẹo. Có khi […]
Đọc thêm
Hai bài thuốc trị rối loạn tiêu hóa
Ngày Tết có thể sẽ là những ngày mà hệ tiêu hóa của bạn và các con phải ra sức làm việc. Thậm chí, chúng còn đứng trước nguy cơ bị rối loạn hoặc ngộ độc do các nguyên nhân: Ăn uống thất thường, có thể ăn quá nhiều, quá ít, không đúng bữa. Ăn […]
Đọc thêm
Các dấu hiệu cảnh báo suy giảm miễn dịch bẩm sinh hướng dẫn bởi Bệnh viện Nhi Trung ương
Suy giảm miễn dịch bẩm sinh là một bệnh khiếm khuyết về di truyền khiến cơ thể bệnh nhi không có khả năng chống lại tác nhân gây bệnh như virus, vi khuẩn. Suy giảm miễn dịch được chia thành 2 loại: dạng tiên phát bẩm sinh (do gen) và dạng thứ phát do mắc […]
Đọc thêm
Đừng “dán nhãn” con
“Con bé nhà em nhõng nhẽo và hay mít ướt lắm.” “Thằng cu nhà này thì “thần giữ của”. Đừng ai lấy được của nó thứ gì”. “Con đúng là ích kỉ. Hãy chia cho em chơi cùng với.” “Nào! Nào! Biết ngay mà. Con hậu đậu lắm í!” …. “Dán nhãn” cho con là […]
Đọc thêm
CẢNH BÁO KIỂU NGỒI CHỮ W
Không phải nhiều người trong số chúng ta nghe nói về kiểu ngồi này. Nhưng thực ra nó lại khá dễ gặp ở trẻ 3-6 tuổi thậm chí lớn hơn. Nếu bạn dành thời gian quan sát con bạn hoặc một nhóm trẻ ngồi chơi trên sàn, bạn cũng có thể bắt gặp kiểu ngồi […]
Đọc thêm

Quý trường đăng ký
trải nghiệm