Bệnh tay chân miệng là một căn bệnh phổ biến ở trẻ em và dễ gây ra các biến chứng nghiêm trọng nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời.
Để sớm nhận ra các dấu hiệu của bệnh cũng như cách chăm sóc trẻ phù hợp, cha mẹ cần trang bị đầy đủ kiến thức về bệnh tay chân miệng ở trẻ em. Hãy cùng KidsOnline tham khảo những thông tin về dấu hiệu nhận biết và chế độ chăm sóc trẻ bị bệnh tay chân miệng như thế nào để có thêm kiến thức chăm sóc con trẻ nhé!
Một số kiến thức cần thiết về bệnh tay chân miệng
Triệu chứng
– Xuất hiện sốt nhẹ
– Cơ thể mệt mỏi
– Biếng ăn và không thèm ăn
– Đau họng
– Phát ban:
Đây là dấu hiệu đặc trưng thường gặp khi trẻ bị bệnh tay chân miệng. Trong 1-2 ngày khi phát bệnh, trẻ sẽ có những nốt hồng ban đường kính vài mm nổi trên nền da bình thường, sau đó trở thành bọng nước.
Những ban đỏ này xuất hiện nhiều ở ngón tay, lòng bàn tay, lòng bàn chân, mông. Những nốt ban có kích thước từ 2-5mm ở giữa có màu xám sẫm và có hình bầu dục.
Dấu hiệu nổi ban trên da bé thường không đau, không ngứa và có thể kéo dài tới 10 ngày.
– Lở loét trong khoang miệng
Khi các ban đỏ xuất hiện quanh miệng sẽ gây loét miệng. Những vết loét thường có đường kính từ 4-8mm và ở trong miệng, trên lưỡi và vòm miệng của trẻ khiến bé gặp khó khăn khi nuốt. Với những dấu hiệu bệnh tay chân miệng này nhiều cha mẹ lầm tưởng bé bị viêm loét miệng thông thường. Tuy nhiên, cha mẹ cần hết sức lưu ý với những biểu hiện này, cần đưa trẻ tới cơ sở y tế để chẩn đoán chính xác bệnh.
Sự lây truyền bệnh tay chân miệng
Các virus gây bệnh tay chân miệng có thể lây theo 2 cách:
– Qua những giọt dịch tiết từ đường hô hấp – gần giống đường lây của cảm cúm.
– Qua các bề mặt nhiễm bẩn hoặc chất thải (phân).
Trong những đợt dịch, bệnh có thể lây rất nhanh từ trẻ này sang trẻ khác qua các chất tiết mũi miệng, phân hay bọt nước của trẻ bệnh:
– Trẻ lành tiếp xúc trực tiếp với trẻ bệnh, bị nhiễm bệnh do nuốt phải nước bọt của trẻ bệnh được văng ra trong lúc ho, hắt hơi
– Do trẻ lành cầm nắm đồ chơi, sờ chạm vào sàn nhà bị dây dính nước bọt, chất tiết mũi họng của trẻ bệnh.
Ngoài ra bệnh còn lây cho trẻ qua bàn tay chăm sóc của các cô bảo mẫu.
Cách phòng và điều trị bệnh tay chân miệng
Phân loại mức độ nặng của bệnh tay chân miệng
– Độ 1: chỉ có loét miệng và hoặc sang thương ở da.
– Độ 2: rung giật cơ, bức rức, chới với.
– Độ 3: yếu liệt chi, liệt các dây thần kinh sọ, co giật, hôn mê.
– Độ 4: suy hô hấp, phù phổi, tăng huyết áp, trụy mạch.
Cách điều trị bệnh tay chân miệng
– Đối với trẻ bị bệnh cấp độ I: Có thể cho trẻ điều trị tại nhà bằng cách:
Khi trẻ sốt, đau: dùng paracetamol 10 -15mg/kg cân nặng. Chỉ sử dụng cho trẻ sốt từ 38 độ C trở lên. Mỗi lần sử dụng cách nhau từ 4 -6 giờ.
- Cho trẻ súc miệng với nước muối pha loãng để vệ sinh răng miệng.
- Cho trẻ nghỉ ngơi hợp lý.
- Có thể sử dụng thêm các vitamin C, vitamin PP, vitamin A và kẽm theo toa bác sĩ.
- Dùng kháng sinh theo toa bác sĩ khi có bội nhiễm.
- Tái khám trong 7 ngày đầu của bệnh, mỗi lần cách nhau từ 1-2 ngày.
– Đối với cấp độ khác: Cần theo dõi các triệu chứng của biến chứng để cho trẻ nhập viện. Nếu trẻ: sốt cao trên 39oC, giật mình liên tục, run chi, chới với, quấy khóc, bứt rứt, co giật thì người nhà cần đưa bé vào bệnh viện ngay.
Biện pháp phòng bệnh tay chân miệng
– Cách ly trẻ bệnh để tránh tình trạng lây bệnh cho các trẻ khác.
– Cho trẻ rửa tay trước khi ăn, sau khi đi tiểu
– Người lớn sau khi mặc, thay tả, hoặc sau khi tiếp xúc với những vết loét, phân, nước tiểu, nước bọt của trẻ bệnh phải rửa tay sạch sẽ.
– Rửa sạch đồ chơi, vật dụng, sàn nhà bằng dung dịch sát khuẩn.
Trên đây là toàn bộ kiến thức về cách phòng và điều trị bệnh tay chân miệng ở trẻ mà các bố các mẹ nên nắm rõ. Phòng bệnh hơn chữa bệnh, tuy nhiên nếu trẻ có triệu trứng bệnh tay chân miệng, hãy mau chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế để được điều trị.
Xem thêm:
Quý trường đăng ký
trải nghiệm