Ngày nay, với sự phát triển của khoa học kĩ thuật cũng như sự lan toả của truyền thông, phụ huynh cũng như thầy cô dần nhận ra được tầm quan trọng của việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ chứ không chỉ đơn thuần là dạy văn hoá như trước. Bởi kỹ năng sống tiêu biểu như kỹ năng tự phục vụ có tác động cực lớn đến sự phát triển của trẻ cũng như việc định hình nhân cách sau này của trẻ.
Bài liên quan:
- Những điều lưu ý khi giáo dục trẻ kĩ năng tự phục vụ bản thân
- 12 kỹ năng tự phục vụ mà bố mẹ và thầy cô cần trang bị cho trẻ mầm non
Trong bài viết lần này, KidsOnline sẽ đưa ra một số biện pháp hỗ trợ thầy cô trong việc rèn luyện kĩ năng tự phục vụ. Vì bài dài nên KidsOnline xin phép được chia thành 2 phần để thầy cô tiện theo dõi.
1. Biện pháp giúp trẻ về việc rèn kỹ năng tự phục vụ
Kỹ năng tự phục vụ là điều căn bản của việc hình thành nhân cách sống cho trẻ. Khi được tập luyện sẽ giúp trẻ từng bước tự tin hơn khi giao tiếp, khi học tập, khi ăn uống, khi ứng xử cũng như khi thực hành các thao tác vệ sinh cá nhân. Quan trọng hơn, khi trẻ hình thành được kỹ năng tự phục vụ trẻ sẽ có thể độc lập hơn, có thể tự chăm sóc bản thân kể cả khi không có ba mẹ. Điều này đồng thời cũng sẽ ảnh hưởng đến cả hình thành tính cách và thói quen sống sau này của trẻ.
Vì thế, thầy cô không chỉ giúp trẻ luyện tập các kỹ năng tự phục vụ qua các bài học, các bài giảng trên lớp mà nên lồng ghép cả vào những hoạt động diễn ra xung quanh lớp học. Khi trẻ được tiếp thu những kỹ năng sống- kỹ năng tự phục vụ cũng như các hành vi ứng xử cơ bản trong nhóm bạn từ môi trường thực tế như vậy sẽ giúp kỹ năng ấy hình thành nhân cách sống trong trẻ.
2. Xác định những kỹ năng sống – kỹ năng tự phục vụ cơ bản cần dạy trẻ ở lứa tuổi mẫu giáo:
Đối với trẻ em dưới sáu tuổi thì có nhiều kỹ năng quan trọng mà trẻ cần phải biết và nên được tập luyện trước khi tập trung vào học văn hoá. Thực tế kết quả của nhiều nghiên cứu đều cho thấy các kỹ năng quan trọng nhất trẻ nên được học và rèn luyện ở lứa tuổi mầm non như: tính tự lập, tự kiểm soát, tính tự tin, khả năng tự phục vụ, khả năng thấu hiểu và giao tiếp. Việc xác định được các kỹ năng cơ bản phù hợp với lứa tuổi sẽ giúp giáo viên lựa chọn đúng những nội dung trọng tâm để chăm sóc và giáo dục trẻ cách tốt nhất. Hơn thế nữa, mỗi trẻ lại có một khả năng tiếp thu cũng như thực hiện công việc khác nhau nên ngoài việc hiểu đặc điểm về độ tuổi, thầy cô cần tìm hiểu cả đặc điểm, tính cách của từng trẻ để đưa ra những bài học hợp lý, tránh gây cảm giác nhàm chán với trẻ này nhưng lại mặc cảm với trẻ kia.
Trong quá trình dạy học, thầy cô cũng cần sử dụng những lời động viên, khen chê đúng lúc để khích lệ tinh thần trẻ.
3. Nội dung của những kỹ năng tự phục vụ cơ bản mà giáo viên cần dạy trẻ:
+ Kỹ năng sống tự tin : Một trong những kỹ năng đầu tiên mà giáo viên cần chú tâm là phát triển sự tự tin, lòng tự trọng của trẻ. Nghĩa là giúp trẻ cảm nhận được mình là ai, cả về cá nhân cũng như trong mối quan hệ với những người khác. Kỹ năng sống này giúp trẻ luôn cảm thấy tự tin trong mọi tình huống ở mọi nơi.
Đối với kỹ năng này, thầy cô có thể lồng ghép vào những trò chơi ứng xử giúp trẻ tự tin về bản thân mình hơn hay thực hiện những bài kiểm tra nho nhỏ giúp trẻ khám phá được điểm mạnh của mình, giúp gia tăng sự tự tin cho trẻ. Nhưng thầy cô cũng cẩn thận để tránh tạo cho trẻ thái độ tự kiêu, coi thường người khác.
+ Kỹ năng sống hợp tác: Bằng các trò chơi, câu chuyện, bài hát giáo viên giúp trẻ học và cùng làm việc với bạn, đây là một công việc không nhỏ đối với trẻ lứa tuổi này. Khả năng hợp tác và quan sát sẽ giúp trẻ biết cảm thông và cùng làm việc với các bạn.
+ Kỹ năng tự phục vụ: bằng cách tập cho trẻ những việc vừa sức gần gũi với đời sống hẳng ngày như: Sắp bàn ăn, xếp ghế, lau bàn, tự thay quần áo, gấp quần áo, cất giày dép đúng nơi, đúng chỗ. Biết tự rửa tay sạch sẽ trước khi ăn, chỉ ăn uống tại bàn ăn, biết cách sử dụng những đồ dùng, vật dụng trong ăn uống một cách đúng đắn, ăn uống gọn gàng, không rơi vãi, nhai nhỏ nhẹ không gây tiếng ồn, biết tự dọn, cất đúng chỗ, biết giúp người lớn dọn dẹp, ngồi ngay ngắn. không làm ảnh hưởng đến người xung quanh, biết giúp cô những công việc vừa sức. …. Đây là một trong những kỹ năng quan trọng nhất cần có ở trẻ vào giai đoạn này. Giáo viên cần hiểu rõ tâm lý của trẻ cũng như sử dụng nhiều biện pháp khác nhau để hình thành nơi trẻ kỹ năng sống.




Quý trường đăng ký
trải nghiệm
