Bệnh suy dinh dưỡng ở trẻ em (P2): Cách chăm sóc trẻ suy dinh dưỡng - KidsOnline
Bệnh suy dinh dưỡng ở trẻ em (P2): Cách chăm sóc trẻ suy dinh dưỡng

 Điều trị trẻ suy dưỡng không chỉ đơn giản là sử dụng thuốc hay bổ sung dinh dưỡng mà là kế hoạch tổng thể để bé bổ sung dinh dưỡng, hấp thu tốt dinh dưỡng ăn vào và có thói quen ăn uống đúng cách .

Các bậc cha mẹ cần tìm hiểu có kế hoạch chăm sóc trẻ đặc biệt hơn để giúp trẻ nhanh chóng phát triển bình thường. Hãy cùng KidsOnline tham khảo những thông tin dưới đây để có thêm kinh nghiệm kiến thức chăm sóc trẻ tốt nhất nhé!

Bài liên quan:

Cách chăm sóc trẻ suy dinh dưỡng

Vệ sinh cá nhân

  • Tắm rửa thường xuyên cho trẻ bị suy dinh dưỡng bằng nước sạch (vào mùa hè). Giữ ấm cho bé, tránh gió lùa (vào mùa đông, khi tắm gội…) để tránh nhiễm lạnh, viêm đường hô hấp.
  • Giữ quần áo sạch sẽ, đầu tóc gọn gàng.
  • Giúp trẻ có thói quen giữ gìn răng miệng sạch sẽ, không ăn nhiều đồ ngọt để tránh các bệnh sâu răng, viêm lợi.
  • Giữ tay sạch: tạo thói quen rửa tay trước khi ăn và sau khi đi đại tiện, cắt móng tay cho trẻ. Không để trẻ lê la dưới đất bẩn. Không cho trẻ mút tay, không quệt tay bẩn lên mặt, không đưa đồ vật, đồ chơi bẩn lên miệng để tránh các bệnh giun sán.

 kidsonline-cách chăm sóc trẻ suy dinh dưỡng

Vệ sinh ăn uống

  • Bảo đảm khi bé bị suy dinh dưỡng được “ăn chín, uống sôi”. Thức ăn nấu xong cho bé ăn ngay, nếu để quá 3 giờ phải đun sôi lại mới cho bé ăn.
  • Tránh những thực phẩm nhiễm bẩn và bị ô nhiễm vì đó là nguồn gây bệnh như: tiêu chảy, ngộ độc thức ăn…
  • Các dụng cụ chế biến thức ăn phải bảo đảm vệ sinh.

Vệ sinh môi trường

  • Bảo đảm cho trẻ ăn, ngủ, vui chơi nơi thoáng mát, sáng sủa sạch sẽ.
  • Đồ dùng, đồ chơi của trẻ cần sạch sẽ, khô ráo.
  • Có đủ nước sạch dùng cho sinh hoạt và nấu thức ăn cho trẻ.
  • Để rác thải ở chỗ kín, xa nơi ở, tránh ruồi muỗi đậu.

Chăm sóc tâm lý cho bé bị suy dinh dưỡng

Âu yếm, vỗ về biểu lộ tình cảm trìu mến, yêu thương trẻ. Trẻ cần được khích lệ, chuyện trò, nô đùa… tạo cơ sở cho sự phát triển toàn diện của trẻ, tránh thô bạo trong cử chỉ lời nói của người lớn trước mặt trẻ.

kidsonline-cách chăm sóc trẻ suy dinh dưỡng 2

Chếđộ ăn cho trẻ suy dinh dưỡng

Để giúp trẻ thoát khỏi tình trạng suy dinh dưỡng, nên cho bé ăn mỗi ngày 6 bữa với đủ 4 nhóm thực phẩm: đạm, béo, bột đường, vitamin và khoáng chất .

Việc nuôi dưỡng chỉ có hiệu quả khi bệnh của trẻ đã được điều trị một cách triệt để. Cần phải cho ăn nhiều bữa trong ngày, mỗi bữa một ít để bảo đảm số lượng thức ăn cần thiết cho trẻ, đồng thời phải cung cấp năng lượng cao hơn trẻ bình thường.

–   Tăng số bữa ăn trong ngày: Cho trẻ ăn 5-6 bữa mỗi ngày, tức ngoài 3 bữa chính, cần thêm 2-3 bữa phụ bằng sữa, chè, bánh…

–   Cho thêm chất béo vào thức ăn: Cho thêm 1-2 thìa dầu ăn vào bát cháo cho trẻ nhỏ hoặc tăng các thức ăn chế biến nhiều chất béo, thức ăn chiên xào…

–   Cho ăn đặc hơn: Bột đặc có năng lượng cao hơn bột lỏng hay cháo lỏng. Với trẻ đã đủ răng nên cho ăn cơm tán nhuyễn.

–   Cho trẻ ăn bù sau giai đoạn bệnh.

–   Tăng số lượng thức ăn trong mỗi bữa: ví dụ: Sau khi ăn 1/2 bát cơm, cho trẻ ăn 1/2 bát mì…; ăn thêm 1 hộp sữa chua, 1 miếng phô mai… hay uống thêm 1 cốc sữa.

– Phải thêm thịt hoặc cá, trứng, đậu đỗ, rau xanh và mỡ hoặc dầu. Cho ăn thêm hoa quả chín.

– Cách chế biến bữa ăn phải phù hợp với khẩu vị của trẻ, luôn thay đổi món ăn để trẻ ăn ngon miệng.

Kidosnline-cách chăm sóc trẻ suy dinh dưỡng-tháp cân đối dinh dưỡng

Hầu hết trẻ suy dinh dưỡng đều có hiện tượng biếng ăn vì vậy việc điều trị cần lâu dài và phối hợp tốt giữa gia đình và nhà trường nếu trẻ đã đi học. Nên khuyến khích cho trẻ ăn, không ép buộc trẻ ăn sẽ khiến trẻ có tâm lý sợ ăn. Nên chia nhỏ ra thành nhiều bữa ăn có thể cho trẻ ăn các loại thức ăn dạng lỏng dễ tiêu hóa. Và tránh cho trẻ ăn các đồ ăn vặt trước bữa ăn.

Tin tức liên quan
Hướng dẫn chăm sóc trẻ bị viêm da cơ địa
Chăm sóc da cho trẻ như thế nào? – Cải thiện triệu chứng bệnh: giảm ngứa, giảm viêm – Dưỡng ẩm cho da, tái tạo nước cho da – Bảo vệ da – Phòng và điều trị nhiễm trùng Kiểm soát ngứa cho trẻ Khi ngứa trẻ thường gãi làm cho bệnh trở nên nặng […]
Đọc thêm
Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết bệnh viêm da cơ địa ở trẻ
1. Bệnh viêm da cơ địa là gì? Bệnh viêm da cơ địa (VDCĐ) còn gọi là bệnh chàm thể tạng, eczema. Viêm da cơ địa là bệnh da phổ biến nhất, đặc biệt trong thời kỳ thơ ấu.Triệu chứng điển hình của bệnh là các thương tổn da khô kèm theo ngứa và hay […]
Đọc thêm
Đường – Sự nguy hiểm ngọt ngào
Sắp đến Tết rồi. Trẻ em là thích Tết nhất. Thích được mặc áo đẹp, được nghỉ học, đi chơi, được mừng tuổi. Và không thể không kể đến một sở thích khoái khẩu của bọn trẻ là cơ hội được ăn bánh kẹo thả ga. Đi đâu cũng được mời bánh kẹo. Có khi […]
Đọc thêm
Hai bài thuốc trị rối loạn tiêu hóa
Ngày Tết có thể sẽ là những ngày mà hệ tiêu hóa của bạn và các con phải ra sức làm việc. Thậm chí, chúng còn đứng trước nguy cơ bị rối loạn hoặc ngộ độc do các nguyên nhân: Ăn uống thất thường, có thể ăn quá nhiều, quá ít, không đúng bữa. Ăn […]
Đọc thêm
Các dấu hiệu cảnh báo suy giảm miễn dịch bẩm sinh hướng dẫn bởi Bệnh viện Nhi Trung ương
Suy giảm miễn dịch bẩm sinh là một bệnh khiếm khuyết về di truyền khiến cơ thể bệnh nhi không có khả năng chống lại tác nhân gây bệnh như virus, vi khuẩn. Suy giảm miễn dịch được chia thành 2 loại: dạng tiên phát bẩm sinh (do gen) và dạng thứ phát do mắc […]
Đọc thêm
Đừng “dán nhãn” con
“Con bé nhà em nhõng nhẽo và hay mít ướt lắm.” “Thằng cu nhà này thì “thần giữ của”. Đừng ai lấy được của nó thứ gì”. “Con đúng là ích kỉ. Hãy chia cho em chơi cùng với.” “Nào! Nào! Biết ngay mà. Con hậu đậu lắm í!” …. “Dán nhãn” cho con là […]
Đọc thêm
CẢNH BÁO KIỂU NGỒI CHỮ W
Không phải nhiều người trong số chúng ta nghe nói về kiểu ngồi này. Nhưng thực ra nó lại khá dễ gặp ở trẻ 3-6 tuổi thậm chí lớn hơn. Nếu bạn dành thời gian quan sát con bạn hoặc một nhóm trẻ ngồi chơi trên sàn, bạn cũng có thể bắt gặp kiểu ngồi […]
Đọc thêm

Quý trường đăng ký
trải nghiệm