Áp lực công việc, cuộc sống khiến bố mẹ không thể lúc nào cũng có thời gian chơi cùng con, hay việc chơi cùng con liên tục một trò chơi khiến con cảm thấy nhàm chán. Khi đó, đừng vội nản đưa cho con chơi ngay với điện thoại thông minh hay Ti vi, máy tính bảng… bởi như vậy sẽ ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển của trẻ, tạo nên những tác động không tốt như lười vận động, chậm phát triển ngôn ngữ…
Vậy chơi cùng con như thế nào là đúng? Hãy cùng Kidsonline đi tìm hiểu những bí quyết chơi cùng con của các chuyên gia nhé!
Thời điểm vàng cho sự phát triển của bé mà bố mẹ không thể bỏ lỡ là từ 0-3 tuổi, trong bài này, chúng tôi xin tập trung vào bí quyết chơi cùng con trong năm đầu tiên.
Bố mẹ có thể chơi cùng con qua những hoạt động thường nhật như: xem sách, làm trò cười, vuốt ve, thủ thỉ cùng con, cù con cười…
Bật mí bí quyết chơi cùng con của các chuyên gia:
– Chơi cùng con mọi lúc mọi nơi, bất cứ khi nào có thể
Bố mẹ hãy tận dụng bất cứ thời gian nào có thể tương tác với con mình để tạo cảm giác gắn bó, tin cậy, an toàn cho con.
Hãy sử dụng âm điệu vui mừng, tích cực để thu hút sự chú ý của bé, điều này giúp bé phát triển cả khả năng ngôn ngữ của mình.
Bố mẹ không cần lo lắng việc bé không hiểu những gì mình nói nhưng bé sẽ cảm nhận được những âm thanh mà bạn nói mang ý nghĩa tích cực và bé sẽ cảm thấy dễ chịu.
– Kích thích khả năng ngôn ngữ của con
Bất cứ khi nào bé nói âm thanh gì, ê a hoặc bập bè những âm thanh không có nghĩa, bố mẹ hãy nhắc lại những âm thanh đó, sau đó để cho bé đáp lại. Tại sao cần làm như vậy? Bởi bé sẽ thấy những “lời nói” của mình có ý nghĩa với bố mẹ và thích thú hơn với điều đó.
– Nhận biết thời điểm khi nào con muốn chơi
Đừng bao giờ chơi cùng con khi con cảm thấy buồn ngủ, đói hay không vui.
Hãy chơi cùng con khi con thấy thoải mái, hứng thú và tỉnh táo.
Bố mẹ cần lưu ý một số dấu hiệu bé chưa sẵn sàng chơi cùng bạn:
+ Bé không tập trung vào bạn
+ Quay mặt hoặc người khỏi bạn
+ Chuyển hướng ánh mắt đi chỗ khác…
– Thu hút sự chú ý của bé bằng lời nói, hành động cụ thể
Chẳng hạn, nếu bạn muốn con tập trung cùng xem sách thì hãy chỉ và nói rõ từng chi tiết nhân vật trong sách, màu sắc và âm thanh cụ thể về từng nhân vật, hãy cho bé tự lật từng trang sách, bé thích thú hay tập trung hơn vào một trang nào đó thì hãy nói rõ hơn cho con về hình ảnh trên trang đó.
Để cho bé làm quen và nhận thức về những đồ vật cơ bản như: đồ chơi xếp hình, trống, cốc inox, bóng,… thì hãy cho bé được cầm, lắc, gặm làm bất cứ điều gì để bé có thể biết được đồ vật đó được dùng để làm gì,âm thanh khi rơi xuống như thế nào, cầm như thế nào cho chắc chắn…
– Tránh kích thích quá mức
Bố mẹ chỉ nên cho con chơi một đến hai món đồ trong cùng một thời điểm để bé tập trung khám phá ra món đồ đó, nếu để quanh bé quá nhiều đồ chơi, bé sẽ dễ bị phân tâm và không tập trung vào tìm hiểu thực sự về một món đồ nào cả.
– Kết hợp giữa hoạt động giải trí, giao tiếp với vận động
Từ 6 tháng – 1 tuổi, bé sẽ tích cực chơi hơn. Bố mẹ cần tiếp tục duy trì chơi cùng con kết hợp với những bài hát có giai điệu vui tươi cùng hành động minh họa.
Ví duk: Khi bạn cho bé nghe về bài hát con lợn con, con gà trống gáy, con bướm vàng bay lượn… thì hãy thực hiện hành động minh họa đi kèm mô tả về con vật đó nhé.
Hoạt động kết hợp này sẽ khuyến khích bé vận động, tự lắc lư theo điệu nhạc.
Theo tiến sĩ Alice Sterling Honig, PhD, chuyên gia nghiên cứu trẻ em tại Đại học Syracuse (Mỹ) và tác giả của cuốn sách “Chơi và học với con” chia sẻ rằng: “Bố mẹ hãy luôn ưu tiên các hoạt động chơi với con trong năm đầu tiên của bé để giúp bé tăng sự gắn bó, kích thích sự phát triển của não bộ và giúp tạo dựng nền tảng cho sự tương tác xã hội của bé sau này“. Bố mẹ đóng vai trò vừa là người bạn vừa là người thầy đầu tiên của con mình.
Chỉ đơn giản là chơi cùng con nhưng lại mang đến cho con khả năng phát triển trí tuệ vô tận và các kỹ năng giao tiếp xã hội cho con. Hi vọng những chia sẻ trên đây hữu ích với các bậc phụ huynh, hãy theo dõi Kidsonline để nhận thêm những thông tin bổ ích khác nhé!
Quý trường đăng ký
trải nghiệm