Đôi khi chúng ta hay bắt gặp những đứa trẻ bị cho là vụng về hoặc gặp khó khăn khi thực hiện các hoạt động dù đã được hướng dẫn.
Cũng giống như người lớn, trẻ em cần học khả năng điều hòa và tự điều chỉnh cơ thể. Tuy nhiên không phải tất cả trẻ em đều có thể tự làm điều này và đó là lý do tại sao những việc nặng lại quan trọng với bé.
1.“Việc nặng” với bé là gì?
Một quan niệm sai lầm là “việc nặng” liên quan đến một cái gì đó nặng nề. “Việc nặng” với bé là bất kỳ hoạt động nào đòi hỏi bé sử dụng đến cơ bắp và khớp, tác dụng lực lên chúng khi bé di chuyển. Nó đóng vai trò như một yếu tố cần thiết cho các giai đoạn phát triển của bé vì tạo điều kiện cho cơ thể hình thành khả năng tự điều chỉnh khi cần thiết.
2. Lợi ích của “việc nặng” đối với bé
– Giải phóng năng lượng.
– Tăng cường hoạt động các nhóm cơ bắp.
– Cải thiện sự tập trung chú ý.
– Giúp trẻ nhận thức về vị trí của cơ thể và định hướng không gian.
– Đánh thức hoạt động tư duy của trẻ.
– Góp phần lớn trong việc tổ chức não bộ.
3. Các “việc nặng” dành cho bé
Các “việc nặng” bao gồm:
– Các hành động toàn thân liên quan đến đẩy, kéo, nâng, chơi và di chuyển
– Các hành động bằng miệng như nhai, hút và thổi
– Sử dụng tay để bóp, véo, nhào…
Sau đây là danh sách các “việc nặng” các bố mẹ có thể tham khảo để biến những hoạt động có ích này thành những giờ vui vẻ với bé yêu của mình.
Vận động thô | Vận động tinh |
1. Tự mang đồ cá nhân như đeo ba lô khi đi học/ đi du lịch.
2. Đẩy giỏ đồ khi đi siêu thị, giỏ quần áo mang đi giặt, đẩy xe cho em bé. 3. Xếp chồng ghế/ sách và di chuyển chúng về đúng vị trí. 4. Xách bình tưới hoặc vòi nước để tưới cây. 5. Kéo dây rèm cửa sổ. 6. Quét sàn nhà, hót rác và lau sàn. 7. Xúc cát/ cào cát (bằng dụng cụ cho trẻ em) khi đi biển. 8. Chơi đấu vật với bố/ mẹ 9. Nhảy và nảy trên đệm/ chăn/ tấm bạt lò xo/ thú nhảy.. 10. Thằn lằn bò (bụng trên sàn, tự đẩy bằng khuỷu tay); cua bò (tay và chân trên sàn, bụng ngửa lên và di chuyển) 11. Cuộn bé trong chăn/ thảm rồi cho bé lăn ra. 12. Đấm thủng giấy treo trên dây. |
1. Làm việc ở các bề mặt thẳng đứng (bằng hoặc trên tầm mắt), như …vẽ trên giá vẽ, bảng; lau bảng; lau cửa sổ, sơn nước lên tường, chơi với đồ vật hút chân không trên kính/ mặt phẳng.
2. Kẹp quần áo lên dây; kẹp bài vẽ lên dây. 3. Dùng bình xịt tưới hoa; xịt nước và lau kính. 4. Dùng kéo cắt đất nặn, giấy mỏng, giấy dày hoặc bìa cứng. 5. Đồ chơi với khuôn và máy ép đất nặn. 6. Cán dẹt đất nặn hoặc bột làm bánh. 7. Chà màu trên giấy (giấy đặt lên trên bề mặt có kết cấu như mẹt/ rổ/ chiếu…) 8. Chơi với các đồ vật co giãn như tạo hình với dây thun bằng các ngón tay. 9. Thổi bóng theo sức của bé rồi chơi bóp nó trong lòng bàn tay và khám phá điều thú vị. 10. Cho bé tham gia hoạt động nấu ăn theo khả năng ( khuấy, nhào, xúc, bẻ, nạo…) |
Quý trường đăng ký
trải nghiệm