Trẻ mẫu giáo chuyển lớp cần sự giúp đỡ từ bố mẹ và cô giáo - KidsOnline
Trẻ mẫu giáo chuyển lớp cần sự giúp đỡ từ bố mẹ và cô giáo

Cứ nghĩ rằng khi bé từ mẫu giáo vào lớp 1 mới là một chuyện lớn cần bàn. Nhưng trẻ mẫu giáo khi chỉ cần chuyển từ lớp này lên lớp khác, học cô này chuyển sang cô giáo khác cũng là cả vấn đề làm các bậc cha mẹ và cô giáo đau đầu. Hãy giúp con có giai đoạn chuyển tiếp thật nhẹ nhàng, vui vẻ để con không bị những ảnh hưởng tâm lý! Nói thì có vẻ dễ nhưng cha mẹ và các cô phải làm sao bây giờ? Có thể những gợi ý sau sẽ giúp ích được cho chúng ta trong giai đoạn này.

Với cha mẹ:

1. Đồng cảm với con

Sẽ không thể tránh khỏi sự lạ lẫm, bỡ ngỡ khi con phải làm quen môi trường mới và con sẽ cần bố mẹ ở bên cạnh để chia sẻ cảm xúc lúc đó. Khi thấy con khóc lóc mè nheo mỗi sáng sau khi chuyển lớp, cha mẹ nhớ đừng cố gặp hỏi: Sao con lại không thích đi học? Sao con lại khóc? Hay cô giáo làm gì con? ở lớp bạn nào trêu con?… Điều này chỉ khiến trẻ càng tưởng tượng ra những chuyện xấu sẽ diễn ra ở lớp.

Hãy ngồi xuống khi con khóc và thủ thỉ với con rằng: bạn biết con đang rất lo lắng lúc này nhưng con vẫn cần tới lớp và hãy yên tâm rằng bố mẹ sẽ bên con. Chỉ cần trẻ thấy mình được quan tâm đồng cảm, trẻ sẽ tự giải quyết vấn đề của mình tốt hơn.
Hãy ngồi xuống và nói với con rằng: Bố mẹ luôn bên con.

2. Chuẩn bị tâm lý cho con

Cha mẹ hãy kết hợp cùng cô giáo để chuẩn bị tâm lí trước cho con. Hãy luôn nhắc tới việc được lên lớp lớn hơn như một phần thưởng khi con đã là người lớn. Hào hứng nói với con những cơ hội để được trải nghiệm những điều thú vị mới lạ khi con chuyển lớp.

VD: Bin lớn hơn rồi nên sắp được lên lớp đấy ông bà ạ! Hãy khoe với mọi người như vậy để bé cảm thấy thật tự hào.

3. Tạo cảm giác an toàn cho con

Khi chuyển tới môi trường mới trẻ cần cảm giác an toàn. Có nhiều cách để tạo cảm giác an toàn cho trẻ như: Cha mẹ có thể trao đổi với cô giáo để con được phép mang một đồ chơi, vật dụng yêu thích tới lớp hoặc một lời nhắn nhủ của mẹ trước khi con vào lớp: con đã lớn rồi nên mẹ tin con sẽ làm tốt, cố lên chàng trai của mẹ…

Một chú thú bông mà con vẫn thích chơi sẽ tạo cảm giác gần gũi và an toàn cho con

4. Trao đổi với cô giáo mới

Hãy nói với cô về một số thông tin cơ bản về đặc điểm tâm lý, ăn uống, vui chơi… của con. Những thông tin này rất quan trọng giúp cho cô và trẻ nhanh chóng làm quen với nhau.

Cha mẹ hãy trò chuyện cùng cô khi có con ở đó để con thấy rằng cô giáo là một người thân thiện, là người quen có thể tin tưởng được. Điều này giúp con cảm thấy tin tưởng hơn, tạo cảm giác an toàn cho trẻ.   

5. Kiên quyết và dứt khoát

Khi cha mẹ đưa con tới lớp hãy dứt khoát với trẻ đừng nấn ná khi thấy bé khóc, nếu bé khóc mà cha mẹ quay lại sẽ khiến bé càng khóc to hơn những lần sau vì bé nghĩ: Khóc bố mẹ sẽ quay lại. Với những bạn này bố mẹ hãy tranh thủ trao đổi với cô qua điện thoại hoặc vào giờ chiều.

6. Thu xếp thời gian đón con

Cha mẹ hãy cố gắng thu xếp thời gian để đón con sớm hơn thường ngày một chút, tranh thủ trao đổi với giáo viên hoặc cho trẻ được ở lại chơi trong sân trường. Điều này giúp trẻ cảm thấy vui vẻ, thoải mái hơn khi ở trường.  

7. Tạo thói quen sinh hoạt tích cực khi ở nhà

Trẻ sẽ mè nheo, khóc lóc và không thích tới lớp khi còn buồn ngủ, mệt mỏi  vậy nên cha mẹ hãy luôn duy trì thói quen sinh hoạt tích cực cho trẻ khi ở nhà như: ngủ sớm, không xem máy tính, Ipad quá lâu. Điều này sẽ giúp trẻ có sẵn sàng hơn mỗi sáng trước khi đi học.

Đi ngủ sớm giúp bé sẵn sàng tới lớp ngày hôm sau.

Với cô giáo:

Trẻ ở với cô giáo cả một ngày từ sáng tới chiều nên vai trò của giáo viên cũng rất quan trọng để giúp trẻ cảm thấy vui vẻ khi tới lớp.

1. Gợi sự thích thú hào hứng cho trẻ

Vào thời gian cuối năm các cô giáo có thể trò chuyện cùng trẻ về việc chuyển lớp như một cơ hội trải nghiệm những điều thú vị. Là một mốc đánh dấu sự lớn khôn của con sau năm học vừa qua. Đừng bao giờ nói với trẻ rằng: Bé không ngoan sẽ bị chuyển sang lớp cô, cô B. Điều này sẽ in sâu vào tâm trí của trẻ và biết đâu năm tới cô A, cô B được phân công dạy trẻ thì sao?

2. Tạo điều kiện giao lưu, làm quen

Cuối năm khi đã biết sự phân công của nhà trường các cô nên có các buổi giao lưu làm quen giữa trẻ và cô giáo mới, giữa trẻ và anh chị lớp lớn, đồng thời cho trẻ được làm quen với môi trường lớp mới.

3. Chủ động tìm hiểu trẻ

Giáo viên mới nên chủ động trao đổi với giáo viên cũ về tình hình nhận thức, tình cảm, sức khỏe của trẻ, nhất là một số trẻ đặc biệt như: nhút nhát, khó ăn ngủ, hay bệnh tật, dị ứng…. Qua đây giúp cô có được những thông tin cơ bản về trẻ.

4. Đừng cố lôi kéo tách trẻ ra khỏi cha mẹ khi trẻ đang khóc

Khi cô lôi kéo để tách trẻ ra khỏi vòng tay của bố mẹ sẽ khiến trẻ có những ấn tượng không tốt về cô. Hãy bình tĩnh, nhẹ nhàng “ lôi kéo ” trẻ vào lớp bằng những hoạt động thú vị cô đưa ra. Trường hợp đặc biệt cô có thể nhờ cô giáo cũ đón trẻ từ bố mẹ rồi đưa trẻ vào lớp sau khi bố mẹ đi rồi. Với trẻ việc chia tay cô giáo cũ để vào lớp dễ hơn việc chia tay bố mẹ để vào lớp.

5. Tạo môi trường và tổ chức các hoạt động hấp dẫn

Môi trường lớp đẹp và các hoạt động mới lạ, hấp dẫn sẽ giúp cô tạo ấn tượng tốt với trẻ. Qua các hoạt động này cô đưa trẻ vào nề nếp lớp học. Tránh sự nóng vội, cứng nhắc sẽ khiến trẻ sợ cô mà không thích tới lớp.

Môi trường lớp học đẹp, các hoạt độn mới lạ giúp trẻ thích thú khi đến lớp

Với những kĩ năng sư phạm, sự tâm huyết, quan tâm của cô và sự phối hợp của bố mẹ con sẽ mau chóng quen với môi trường mới. Mong rằng với những gợi ý trên thì mỗi ngày đến trường với con sẽ là một ngày vui ngay cả khi trong giai đoạn chuyển lớp.

Tin tức liên quan
Tối ưu hóa quản lý mầm non với tính năng quản lý danh bộ học sinh và phụ huynh
Trong bối cảnh giáo dục mầm non ngày càng hiện đại, việc quản lý mầm non hiệu quả không chỉ là lưu trữ thông tin mà còn là cách để nhà trường xây dựng môi trường học tập chuyên nghiệp, an toàn và kết nối chặt chẽ với phụ huynh. Hiểu được điều đó, KidsOnline […]
Đọc thêm
STEM và AI – Hành trình giáo dục sáng tạo của PhamSchool
Nhà giáo dục mầm non quốc tế tại Việt Nam: Câu chuyện của thầy Reachard, Hiệu trưởng trường PhamSchool tại Hà Nội – Phần 3 KidsOnline tiếp tục hành trình khám phá câu chuyện giáo dục tại trường Mầm non Cambridge PhamSchool qua phần 3 – phỏng vấn với thầy Reachard Kurlerwurleh Ishurler. Trong bài […]
Đọc thêm
Tìm hiểu triết lý giáo dục và hoạt động nổi bật tại PhamSchool cùng KidsOnline
Nhà giáo dục mầm non quốc tế tại Việt Nam: Câu chuyện của thầy Reachard, Hiệu trưởng trường PhamSchool tại Hà Nội – Phần 2 KidsOnline rất vui mừng được trò chuyện và có bài phỏng vấn độc quyền với thầy Reachard Kurlerwurleh Ishurler, Hiệu trưởng Trường mầm non Cambridge PhamSchool tại Hà Nội. Trong […]
Đọc thêm
Album ảnh KidsOnline: Lưu giữ khoảnh khắc yêu thương của trẻ
Mỗi bức hình là một câu chuyện nhỏ, ghi dấu hành trình lớn khôn của trẻ. Trong môi trường giáo dục mầm non, việc lưu giữ và chia sẻ những khoảnh khắc đáng nhớ không chỉ mang ý nghĩa kỷ niệm mà còn là cầu nối yêu thương giữa nhà trường và gia đình. Với […]
Đọc thêm
Trường mầm non quản lý tài chính hiệu quả trong thời đại chuyển đổi số
Trong bối cảnh chuyển đổi số mạnh mẽ, các trường mầm non đang đối mặt với nhiều thách thức trong việc quản lý tài chính và tuân thủ các quy định pháp luật. KidsOnline đã và đang đồng hành cùng các nhà trường để vượt qua những thách thức này, đặc biệt thông qua tính năng quản […]
Đọc thêm
Gặp Gỡ Người Dẫn Dắt PhamSchool Cambridge: Phỏng Vấn Độc Quyền Cùng Hiệu Trưởng Reachard
KidsOnline vừa có dịp trò chuyện cùng thầy Reachard Kurlerwurleh Ishurler – Hiệu trưởng Trường Mầm Non PhamSchool Cambridge tại Hà Nội. Với hơn 12 năm kinh nghiệm quốc tế, thầy Reachard chia sẻ hành trình và những điểm mạnh nổi bật giúp PhamSchool trở thành lựa chọn hàng đầu về giáo dục mầm non tại Việt Nam. […]
Đọc thêm
Chương trình hè nâng cao kỹ năng STEM & AI dành cho giáo viên mầm non
Quý thầy cô ơi, mùa hè không chỉ là thời gian nghỉ ngơi mà còn là thời điểm lý tưởng để các thầy cô nâng cao kỹ năng giảng dạy. Với sự phát triển của công nghệ, giáo dục STEM và AI đang trở thành xu hướng tất yếu trên toàn cầu, giúp trẻ mầm […]
Đọc thêm

Quý trường đăng ký
trải nghiệm