Dinh dưỡng đóng vai trò hết sức quan trọng trong qúa trình phát triển của trẻ, đặc biệt là trẻ ở lứa tuổi mầm non. Trẻ trong tình trạng thiếu dinh dưỡng hoặc dư cân béo phì sẽ ảnh hưởng không tốt đến thể chất, tâm lý cũng như khả năng tư duy. Vì vậy, việc tổ chức tốt công tác chăm sóc nuôi dưỡng trẻ là vô cùng cần thiết trong giáo dục mầm non
Trong bài viết dưới đây, KidsOnline xin tổng hợp một số biện pháp phòng chống suy dinh dưỡng, béo phì ở trẻ mầm non nhằm cung cấp những kiến thức, kỹ năng trong quá trình chăm sóc nuôi dưỡng để trẻ phát triển toàn diện cả về thể chất lẫn trí tuệ.
Biện pháp 1: Thực hiện tốt công tác bồi dưỡng chuyên môn cho cán bộ giáo viên trong công tác chăm sóc nuôi dưỡng
Tổ chức các khóa đào tạo, bồi dưỡng kiến thức cho giáo viên
- Đối với giáo viên:
– Cần được bồi dưỡng kiến thức về chăm sóc, dinh dưỡng thông qua các lớp tập huấn chuyên môn
– Được hướng dẫn cân đo, theo dõi sức khỏe của trẻ trong lớp
– Tổ chức các buổi thảo luận để các cô trao đổi kinh nghiệm trong công tác chăm sóc trẻ cũng như cách thức tổ chức giờ ăn khoa học hợp lí. Trên thực tế, việc tổ chức giờ ăn trưa cho trẻ ở trường mầm non, giáo viên chưa thực sự chú ý đến việc tạo tâm lí thoải mái tích cực giúp trẻ ăn ngon miệng (vd: đối với trẻ bị suy dinh dưỡng, trong giờ ăn của trẻ yêu cầu giáo viên phải luôn động viên khuyến khích trẻ ăn hết suất. Kiên trì tập cho trẻ ăn hết suất, ăn đều tất cả các loại thức ăn để bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng…)
– Xây dựng chuyên đề về giáo dục thể chất với mục đích tăng cường cho trẻ tham gia các hoạt động phát triển thể chất như tham gia các trò chơi vận động ngoài trời, giờ tập thể dục…Thông qua các hoạt động vui chơi, cô giải thích cho trẻ hiểu được giá trị dinh dưỡng và lợi ích đối với sức khỏe của từng loại thức ăn (vd: Trong cá rất giàu protein giúp cho các con cao lớn nhanh và thông minh hơn đó nhé)
- Đối với cô nuôi
Cần tạo điều kiện cho 100% cô nuôi được tham gia học tập và bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng cần thiết :
– Vệ sinh an toàn thực phẩm: vệ sinh tốt trong công tác chế biến, giao nhận thực phẩm. Chú trọng trong công tác vệ sinh bếp, đồ dùng, dụng cụ nhà bếp,…
– Xây dựng, thay đổi thực đơn cân đối hợp lí nhằm đáp ứng nhu cầu về năng lượng và các chất dinh dưỡng cần thiết ở trẻ. Sắp xếp giờ ăn khoa học, sáng tạo trong chế biến món ăn tạo cho trẻ cảm giác mới lạ, ngọn miệng.
– Biết cách chọn và thay thế thực phẩm phù hợp với nguồn thực phẩm có sẵn ở địa phương. Cách tính chi tiết khẩu phần ăn/trẻ, điều chỉnh các chất dinh dưỡng nói chung và tỉ lệ các chất dinh dưỡng trong ngày để đảm bảo cân đối đủ chất
– Tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên môn đầu tháng để các cô trao đổi, truyền đạt kinh nghiệm trong cách chế biến món, xây dựng thực đơn.
Hưỡng dẫn các kiến thức cần thiết trong công tác chăm sóc nuôi dưỡng trẻ
- Đối với nhân viên phụ trách y tế của trường:
Phối hợp cùng giáo viên theo dõi tình trạng sức khỏe (chiều cao, cân nặng) của trẻ đặc biệt đối với trẻ suy dinh dưỡng hoặc béo phì. Theo dõi vệ sinh an toàn thực phẩm trong khâu bảo quản, chế biến thức ăn theo đúng qui định của nhà trường.
Biện pháp 2: Nâng cao chất lượng bữa ăn và thực hiện tốt vệ sinh an toàn thực phẩm
- Chỉ đạo chặt chẽ việc xuất nhập kho – giao nhận thực phẩm:
– Tất cả nhà cung cấp thực phẩm cho trường đều phải có giấy chứng nhận hoặc cam kết về an toàn thực phẩm. Thực phẩm đưa vào chế biến cần phải tươi ngon và có nguồn gốc rõ ràng, phải được giao theo đúng giờ qui định của nhà trường để đảm bảo chất lượng.
– Cần có sổ kho và sổ theo dõi để kiểm soát số lượng thực phẩm nhập – xuất kho. Sổ ghi chép phải sạch sẽ, không tẩy xóa, có chữ kí hoặc dấu giáp lai mỗi khi tiếp nhận thực phẩm.
- Kiểm soát nghiêm ngặt khâu chế biến để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm
– Yêu cầu các cô nuôi trong quá trình sơ chế và chế biến thực phẩm cần đảm bảo theo qui tắc bếp một chiều, không để thức ăn sống lẫn lộn với thức ăn chín, dụng cụ chế biến cần có ký hiệu rõ ràng được đặt đúng nơi qui định
– Nhà trường cần có một nhân viên y tế kết hợp cùng hiệu trưởng phụ trách khâu vệ sinh an toàn thực phẩm, thường xuyên giám sát nơi chế biến, dụng cụ sơ chế, lưu mẫu thức ăn hàng ngày,..
Biện pháp 3: Quản lí theo dõi sức khỏe của trẻ theo đúng qui định
- Thực hiện kiểm tra công tác chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ
Mỗi tháng cần tiến hành kiểm tra ít nhất 1 lần (kiểm tra có báo trước hoặc đột xuất) và đánh giá dựa theo thang điểm: Kiến thức của các cô nuôi về định lượng thức ăn, cách chế biến món ăn và các điều cần ghi nhớ trong an toàn vệ sinh thực phẩm. Kiểm tra sổ tính ăn của kế toán, qui trình vệ sinh cá nhân và hoạt động tổ chức giờ ăn trưa cho trẻ.
- Kiểm tra việc theo dõi cân đo sức khỏe của trẻ
– Thực hiện cân đo chiều cao cân nặng, cập nhật tình hình sức khỏe của trẻ 3 tháng 1 lần. Sau mỗi lần cân đo cần tổng hợp và thông báo cho phụ huynh để nắm được tính hình sức khỏe của con em mình và phối hợp cùng nhà trường trong quá trình chăm sóc trẻ.
– Căn cứ vào kết quả cân đo đầu năm và từng đợt để giao chỉ tiêu cụ thể cho các lớp, khối và toàn trường. Đối với những trẻ béo phì hoặc suy dinh dưỡng cần lập dnah sách theo dõi riêng và tiến hành cân đo theo dõi hàng thánh để cùng giáo viên đưa ra các biện pháp khắc phục kịp thời.
Biện pháp 4: Làm tốt công tác tuyên truyền và phối kết hợp với phụ huynh
Tuyên truyền thông qua các buổi họp phụ huynh
- Tổ chức các buổi họp ban đại diện hội cha mẹ học sinh để trao đổi về kế hoạch và tầm quan trọng của công tác nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ tại trường
- Chỉ đạo nhân viên y tế của trường tuyên truyền đến phụ huynh về việc cho trẻ đi tiêm chủng, cách phòng chông dịch bệnh: bệnh tay chân miệng, sốt xuất huyết, tiêu chảy, phát ban,…thông qua tranh ảnh, pano áp phích, bảng tin hoặc tuyên truyền trực tiếp. Nội dung tuyên truyền cần được tiến hành lồng ghép theo chủ đề mỗi tháng
Vd: Tháng 9: Tuyên truyền cân đo sức khoẻ lần 1, những kiến thức cần thiết để phục hồi dinh dưỡng cho trẻ em suy dinh dưỡng và béo phì. Tháng 10: Cho trẻ ăn đủ chất để phòng chống suy dinh dưỡng. Tháng 11: Vitamin A và sự phát triển của trẻ nhỏ, hiệu quả của tẩy giun. Tháng 12: Tuyên truyền cân đo sức khoẻ lần 2, những kiến thức cần thiết để phục hồi dinh dưỡng cho trẻ em suy dinh dưỡng và béo phì. Tháng 1: Phương pháp cho trẻ ăn trong ngày tết. Tháng 2: Các kiến thức cơ bản về dinh dưỡng, chế độ ăn đảm bảo nhu cầu về dinh dưỡng. Tháng 3: Tuyên truyền cân đo sức khoẻ lần 3, những kiến thức cần thiết để phục hồi dinh dưỡng cho trẻ em suy dinh dưỡng và cách phòng chống béo phì. Tháng 4: Chăm sóc dinh dưỡng trẻ bị tiêu chảy. Tháng 5: Phòng bệnh mùa hè. Tuyên truyền khám sức khoẻ định kỳ của y tế quận tới các bậc phụ huynh.
Quý trường đăng ký
trải nghiệm