Ngày nay, kỹ năng xã hội cho trẻ mầm non là rất quan trọng, nó giúp bé có thể hòa đồng, tạo các mối quan hệ tốt với bạn bè, cô giáo…thì bé mới dễ dàng tiếp thu được những kiến thức khi đi học.
Rèn luyện kỹ năng xã hội cho bé cũng quan trọng như việc dạy bé thành thạo bảng chữ cái hay bảng cửu chương vậy. Những kỹ năng có được từ thời ấu thơ rất quan trọng trong việc tạo ra những phẩm chất khi trưởng thành. Khi giỏi giao tiếp xã hội, con bạn sẽ có nhiều thuận lợi vì bé tự tin, thú vị và quyến rũ, thật dễ dàng kết bạn, tìm kiếm sự trợ giúp hay đặt quan hệ đối tác trong tương lai..
Kỹ năng xã hội cho trẻ mầm non
Những kỹ năng xã hội cho trẻ cơ bản
Kỹ năng 1: Nói “Vui lòng…” và “Cảm ơn”
Một trong những câu quan trọng và cần thiết nhất mà bạn phải chỉ cho con từ sớm là “Vui lòng…” và “Cảm ơn“. Cứ dùng những từ ấy một cách chân thành, lễ phép và luôn luôn, rồi chúng sẽ mang đến sự kỳ diệu cho bé.
Kỹ năng 2: Thay phiên
Trong mỗi cuộc trò chuyện, một người nói và những người còn lại lắng nghe. Sau đó, một người khác sẽ lên tiếng và mọi người còn lại im lặng lắng nghe. Vai trò nghe và nói sẽ được thay đổi liên tục. Điều này cũng đúng đối với các trò chơi và hoạt động khác. Đây là cách mà thế giới của chúng ta vận động. Chờ đợi đến lượt của mình và nắm bắt được nó, đó là một trong những kỹ năng đầu tiên mà bé nên có được.
Kỹ năng 3: Giao tiếp bằng mắt
Chỉ cho bé cách nhìn vào mắt một người khi đang nói chuyện. Đây là cách để không bỏ sót thông tin, đồng thời xua tan sự sợ hãi, lo lắng trong giao tiếp. Ánh mắt trực tiếp, chăm chú sẽ dễ gây được thiện cảm và sự tin cậy. Bạn sẽ thấy bé mau chóng làm chủ được những cuộc nói chuyện như thế nào.
Kỹ năng 4: Xử lý tình huống
Hãy thường xuyên nói về những tình huống có thể xảy ra trong cuộc sống của bé. Chẳng hạn, “con sẽ làm gì khi bị một bạn khác bắt nạt?” Cho bé thấy một ví dụ cụ thể và cùng nhau nói về cách giải quyết. Bạn sẽ thấy được kỹ năng của con đã phát triển đến mức nào rồi.
Kỹ năng 5: Thực hành
Đừng quá lo lắng vì phải đưa con đến các buổi tiệc, những sự kiện đông người. Bé có thể xử sự một cách sai lầm nhưng quan trọng hơn hết là bạn sẽ cùng còn rút ra được điều gì từ những sai lầm đó. Hãy cho con một số lời khuyên để bé biết mình sẽ phải làm gì nếu tình huống xảy ra lần tới.
Quan trong hơn hết thảy, hãy luôn làm gương cho tất cả những phẩm chất mà bạn muốn con gặt hái được. Cho trẻ thấy bạn lễ độ ra sao, vui vẻ ra sao, hòa đồng và tự tin như thế nào. Đừng quên rằng, bạn chính là người thầy đầu tiên và quan trọng nhất của bé. Chỉ cần rèn luyện một số kỹ năng xã hội cho trẻ cơ bản thôi cũng đã đủ để bé có thể tìm được những người bạn ở bất kỳ nơi đâu, đặc biệt là ở trường học
Vậy trẻ học kỹ năng xã hội như thế nào?
Cha mẹ thường là nhân tố ảnh hưởng nhiều nhất đến sự phát triển kỹ năng xã hội của trẻ. Tuy nhiên trẻ cũng học hỏi được từ nhiều nguồn khác bao gồm các thành viên trong gia đình, bạn bè, người trông trẻ và trường mẫu giáo.
Hầu như không có công thức chung để dạy kỹ năng xã hội cho trẻ, bạn phải tự nhận biết những khác biệt của con mình để có cách thử và chọn phương pháp phù hợp nhất cho trẻ.
Trẻ em ở những độ tuổi, hoàn cảnh và tính cách khác nhau sẽ gặp những trở ngại khác nhau khi học các kỹ năng xã hội. Ở tuổi mẫu giáo, trẻ thường gặp khó khăn khi kiểm soát cơn bốc đồng. Chúng khó mà kiên nhẫn để chờ đến lượt, thương lượng trong những tình huống rắc rối hoặc giải quyết mâu thuẫn. Những trẻ lớn hơn có thể bị mắc cỡ và cảm thấy có vẻ mình không phù hợp với nhóm.
Như mọi kỹ năng khác, để phát triển kỹ năng xã hội của trẻ, cần cho trẻ thực hành nhiều, nhất là trong những tình huống phức tạp. Đôi khi trẻ không gặp bất cứ trở ngại nào và chẳng phải cố gắng nhiều khi học các kỹ năng. Song việc thực hành sẽ giúp trẻ thành thạo hơn, dễ kết bạn, duy trì tình bạn và những mối quan hệ hài hòa khác.
Những ý tưởng giúp phát triển kỹ năng xã hội cho trẻ
- Cho trẻ thấy như thế nào là người có kỹ năng xã hội tốt. Trẻ sẽ học dần bằng cách quan sát và làm thử. Chúng có thể bắt chước y hệt cách bạn cư xử với mọi người xung quanh đấy!
- Khuyến khích trẻ bằng câu nói “Con đã rất cố gắng ” thay vì phạt trẻ mỗi khi chúng gây lỗi.
- Giúp trẻ nhận biết cảm xúc của người khác. Bạn cần kiên nhẫn và giải thích dần cho trẻ hiểu để quan tâm đến mọi người, ví dụ như khi chơi chung không giành hết phần về mình, biết phân chia và luân phiên…
- Luôn nhắc nhở trẻ thực hiện các kỹ năng xã hội cho trẻ như biết chờ đến lượt, luân phiên và quan tâm đến cảm xúc của người khác.
- Khi trẻ lớn lên, những mối quan hệ bạn bè của chúng sẽ trở nên quan trọng và phức tạp hơn, bạn cần nắ
m rõ để hỗ trợ trẻ kịp thời. - Hướng dẫn trẻ chơi trò tưởng tượng nhập vai, nếu cần hóa trang cũng được như gọi điện thoại, mở cửa hàng, diễn kịch, ca hát, xây nhà với các hình khối và đất nặn, làm việc vặt hay chơi đùa với những trẻ khác.
- Khi trẻ bắt đầu đi học, các kỹ năng xã hội của trẻ có thể được hình thành và phát triển thêm với những trò chơi dạng thắng – thua, tham gia dã ngoại cùng gia đình, những hoạt động đội nhóm và thể thao
Sử dụng khéo léo những kỹ năng xã hội sẽ giúp bé có nhiều cơ hội thành công hơn trong tương lai. Hãy bắt đầu bồi đắp những kỹ năng không thể thiếu này càng sớm càng tốt.
Thông qua ứng dụng KidsOnline, các bố mẹ có thể nhìn thấy sự tiến bộ về kỹ năng xã hội của con ở trường qua thời gian cũng như sự ghi nhận của giáo viên về các con thông qua các hoạt động học tập, sinh hoạt và vui chơi ở trường,
Thầy cô và các bậc phụ huynh có thể tham khảo thêm kiến thức liên quan đến kỹ năng xã hội cho trẻ mầm non cũng như các kỹ năng sống khác cho trẻ tại website: www.kidsonline.edu.vn để biết thêm nhiều điều bổ ích và đưa được các phương pháp dạy kỹ năng sống hiệu quả về áp dụng cho bé nhé!
Xem thêm:>> Rèn luyện kỹ năng tự phục vụ cho trẻ mầm non




Quý trường đăng ký
trải nghiệm
