Rèn luyện kỹ năng sống - kỹ năng tự nhận thức cho trẻ mầm non - KidsOnline
Rèn luyện kỹ năng sống – kỹ năng tự nhận thức cho trẻ mầm non

Tự nhận thức là một kỹ năng sống rất cơ bản của con người, là nền tảng để con người giao tiếp, ứng xử phù hợp và hiệu quả với người khác. Trước hết là những người thân yêu trong gia đình, trong lớp học, trong cơ quan và sau đó là con người trong cộng đồng, xã hội.

Dạy trẻ kỹ năng tự nhận thức cho trẻ khả năng sống nhân ái, đúng mực với mọi người. Ngoài ra, rèn luyện kỹ năng tự nhận thức cho trẻ còn giúp trẻ sớm hiểu đúng về mình, từ đó có những hành động, lựa chọn đúng đắn, phù hợp với khả năng của bản thân, với điều kiện hoàn cảnh thực tế và với yêu cầu của xã hội.

Rèn luyện kỹ năng sống – kỹ năng tự nhận thức cho trẻ mầm non

Phát triển kỹ năng tự nhận thức của trẻ bao gồm

  • Kỹ năng sử dụng ngôn ngữ thông qua những câu nói hoàn chỉnh hoặc những từ ngữ ngắn gọn để miêu tả, gọi tên mình để chào hỏi, gọi tên các bạn…
  • Kỹ năng nhận biết hình ảnh và liên hệ sự vật…nhận biết người quen, sự vật từ ký ức, hiện tại. Trẻ có khả năng nhận biết ra người quen và những sự vật quen thuộc từ những câu truyện, hình ảnh mà trẻ tiếp xúc.
  • Kỹ năng lắng nghe: phản ứng với âm thanh và hình ảnh mà trẻ thu nhận được.
  • Kỹ năng tập trung chú ý: biểu lộ nét mặt, cử chỉ đối với hoạt động, hình ảnh cụ thể ( vd: cười sung sướng, kêu khóc, tỏ ra sợ hãi…)

Kỹ năng tự nhận thức cho trẻ cần có

Một trong những hình thức đánh giá sự tư duy và sự phát triển kỹ năng tự nhận thức của trẻ là thông qua các hành động của các em: ngôn ngữ hình ảnh và cử chỉ. Ví dụ như các tác phẩm nghệ thuật hay những bức tranh vẽ của các em từ những năm đầu đời thể hiện rất rõ rệt về sự nhận thức của từng trẻ và tâm tư, sự phát triển về cảm xúc của trẻ có tích cực hay không tích cực.

Rèn luyện kỹ năng sống - kỹ năng tự nhận thức cho trẻ mầm non 01

Những kỹ năng cần có để phát triển kỹ năng tự nhận thức của trẻ cần có kỹ năng thu nhận thông tin từ môi trường xung quanh: quan sát, chú ý lắng nghe và nhận biết hình ảnh từ những môi trường xung quanh đó..đòng thời có khả năng ghi nhớ những hình ảnh , màu sắc.

Ngoài ra trẻ còn có khả năng thực hiện các hành động, công việc theo chỉ dẫn và khả năng sử dụng ngôn ngữ, cử chỉ và điệu bộ đê thực hiện các hoạt động giao tiếp, và thực hiện các hoạt động học tập, giao lưu với các bạn

Làm thể nào để đánh giá khả năng phát triển kỹ năng tự nhận thức của trẻ?

  • Thông qua sự thể hiện cảm xúc của trẻ: trẻ có vui vẻ, cảm thấy tin cậy, cảm xúc an tâm an toàn trong môi trường của trẻ hiện tại hay không…?
  • Sự tương tác với các trẻ khác và môi trường xung quanh: trẻ vận động như thế nào? Sử dụng ngôn ngữ, điệu bộ, cử chỉ ra làm sao?
  • Phản ứng của trẻ với các hình ảnh, ký ức và tiếng nói.Điều này rất quan trọng với phụ huynh và giáo viên. Trẻ có phản ứng tich cực với những hình ảnh, tiếng nói mang tiếng tích cực và ngược lại. Vì vậy, khi giao tiếp với trẻ cần chú ý đến nét mặt, cử chỉ, điệu bộ, giọng nói và khoảng cách với trẻ.
  • Miêu tả, và diễn đạt thông tin thông qua sự lặp lại: đồng dao, các bài hát vần điệu lặp đi lặp lại, truyện có hình ảnh nội dung lặp đi lặp lại. Ở lứa tuổi mầm non có rất nhiều bài hát,bài ca dao, câu truyện, bộ phim hoạt hình vô cùng đơn giản nhưng lại gây ra cảm xúc mãnh liệt ở trẻ bởi có thể trẻ tìm thấy sự đồng cảm trong những nhân vật đó và với trí nhớ ngắn hạn của trẻ, trẻ không thể nào ghi nhớ được lượng thông tin lớn, nên những bài hát, câu truyện, bộ phim hoạt hình ngắn gọn đơn giả, có sự lặp đi lặp lại là cách tốt nhất để phát triển kỹ năng tự nhận thức của trẻ.

Rèn luyện kỹ năng sống - kỹ năng tự nhận thức cho trẻ mầm non 02

Sự phát triển nhận thức về thế giới xung quanh của trẻ

  • Thông qua sự lắng nghe, cách hiểu và cách nhận biết được của trẻ
  • Khả năng nhận biết, phân biệt, phân loại và khái quát hóa về sự vật. Đây là con gì? Có màu sắc ra sao? Nó đang làm gì? Trẻ có thể phân loại được đâu là con mèo, đâu là con chó…
  • Trải nghiệm về thế giới xung quanh thông qua: hình ảnh màu săc, âm thanh, ngôn ngữ, không gian, con số, sự liên hệ giữa sự vật và hiện tường, miêu tả.

Ví dụ: màu sắc, con số, các bước của trò chơi, vẽ, sử dụng bút chì, phối màu.

Giáo dục nhằm phát triển kỹ năng tự nhận thức của trẻ là gì?

  • Phát triển những kỹ năng tự nhận thức cho trẻ từ khi sơ sinh đến trưởng thành để trẻ hiểu biết và tương tác với môi trường xung quanh.
  • Tạo cơ hội khuyến khích, động viên trẻ kiến tạo nên tri thức và kỹ năng để trẻ hiểu được rằng: Đây là cái gì? Có điều gì đang xảy ra? Điều đó có nghĩa là gì?
  • Tạo ra các hoạt động trò chơi gần gũi với những gì diễn gì trong cuộc sống của trẻ. Những bài hát, những bài ca phải thật sự phù hợp với lứa tuổi. VD: khi cho trẻ tham gia đến các hoạt động vui chơi nhảy múa, chúng ta phải thật sự chú trọng đến việc chọn lựa những bài hát, động tác, cách biểu cảm thật sự phù hợp với lứa tuổi, tính cách của trẻ. Từ đó, xây dựng các hoạt động vừa học vừa chơi cho trẻ

Tại các trường mầm non đang sử dụng KidsOnline, hiệu quả của các phương pháp giáo dục kỹ năng tự nhận thức cho trẻ đã được các phụ huynh đánh giá cao thông qua sư tiến bộ của các con về tư duy cũng như các kỹ năng xã hội khác.

Hoạt động học tập của trẻ ở lứa tuổi mầm non không chỉ là hoạt động mang tính chất bài bản, tính ghi chép hay chỉ dẫn làm theo hoạt động của cô giáo mà phải thật sự tập trung vào các hoạt động mang tính chất trò chơi,tính tập thể, tính trải nghiệm và điều đó là mấu chốt cho sự phát triển kỹ năng tự nhận thức của trẻ.

Xem thêm:

Tin tức liên quan
Chuyên nghiệp hoá mọi ghi chép trong ngày với Sổ nhật ký KidsOnline
Trong thời đại 4.0, công nghệ không chỉ giúp cải thiện chất lượng giảng dạy mà còn tối ưu hóa công việc hành chính. Sổ nhật ký KidsOnline chính là một giải pháp tuyệt vời giúp cô giáo thay thế những công việc ghi chép thủ công, tiết kiệm thời gian và nâng cao hiệu […]
Đọc thêm
Ra mắt Trợ lý ảo KidsOnline AI Chatbot hỗ trợ trường mầm non 24/7
Sau hơn 10 năm đồng hành cùng các trường mầm non, KidsOnline hiểu thầy cô cần những giải pháp đơn giản, dễ dùng và luôn hỗ trợ kịp thời cho công tác quản lý. Và đó chính là lý do trợ lý ảo KidsOnline AI Chatbot ra đời – một người bạn thông minh 24/7, […]
Đọc thêm
Bí quyết trường mầm non tốt thu hút và giữ chân phụ huynh
Học được trường mầm non tốt là bước đầu tiên quan trọng trong hành trình học tập của trẻ. Vì vậy, việc thu hút và giữ chân phụ huynh luôn là một trong những nhiệm vụ hàng đầu của các trường mầm non. Để làm được điều này, trường mầm non cần tạo ra môi […]
Đọc thêm
Nền tảng đám mây đang định hình tương lai giáo dục như thế nào?
Bài viết được dịch dựa trên nội dung 9 Next-Gen Learning: How Cloud Platform is Shaping the Future of Education của tác giả Henry Chua, được đăng trên LinkedIn Pulse. Ngày nay, nhiều quốc gia ở châu Á đang đầu tư mạnh mẽ vào các công cụ giáo dục số. Các nền tảng học tập […]
Đọc thêm
Đâu là 5 mẹo để chủ trường mầm non tối ưu hoá quản lý?
Quản lý trường mầm non là một công việc đầy thử thách, đặc biệt khi phải xử lý nhiều công việc cùng lúc từ việc quản lý học sinh, giáo viên, đến phụ huynh và tài chính. Tuy nhiên, với sự trợ giúp của công nghệ, việc quản lý có thể trở nên đơn giản […]
Đọc thêm
Phụ nữ trong ngành nghề STEM – Singapore đã có cái nhìn cải tiến hơn như thế nào?
Nhân ngày Phụ nữ 8/3, phóng viên tạp chí “Khoa học và Phát triển” đã phỏng vấn chị Đậu Thuý Hà, đồng sáng lập Công ty KidsOnline, về chủ đề “Kinh nghiệm Singapore đưa giáo dục STEM vào các bậc học, từ mầm non, giúp cải thiện tỷ lệ nữ giới trong lĩnh vực STEM”. […]
Đọc thêm
Tính năng gửi thông báo nhanh KidsOnline giúp nhà trường kết nối phụ huynh hiệu quả
Trong môi trường giáo dục mầm non, việc truyền tải thông tin nhanh chóng và chính xác đến phụ huynh là điều vô cùng quan trọng, là yếu tố quan trọng giúp trường nâng cao hiệu suất quản lý. Đặc biệt, với những dịp đặc biệt như Ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3, các trường […]
Đọc thêm

Quý trường đăng ký
trải nghiệm