Môi trường chữ viết từ lâu đã được các nhà giáo dục xem là một trong những yếu tố cần thiết trong việc hình thành kỹ năng đọc viết ở trẻ đặc biệt đối với lứa tuổi mầm non. Qua đó, không chỉ giúp trẻ phát triển tư duy ngôn ngữ mà còn tạo tiền đề cho việc nắm bắt tốt chương trình tiểu học sau này. Trong bài viết dưới đây KidsOnline xin gợi ý 1 số biện pháp giúp giáo viên mầm non xây dựng và tổ chức tốt môi trường chữ viết góp phần phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
Biện pháp 1: Tạo môi trường chữ trong lớp học
►Trẻ thường có thói quen quan sát và chú ý những điều mới lạ khi bước vào lớp học. Cô nên bố trí các góc chơi thật hấp dẫn, đẹp mắt để trẻ hứng thú và cùng cô tham gia vào hoạt động vui chơi. Cô cùng trẻ thống nhất tên gọi cho các góc chơi theo chủ đề, thông qua việc đặt tên sẽ kích thích trẻ ghi nhớ từ đó lâu hơn và phát triển thêm vốn từ khi cùng cô nghĩ ra các tên gọi
VD: Cô và trẻ cùng thảo luận để đăt tên gọi cho cửa hàng búp bê. Trẻ nghe và đưa ra ý kiến của mình như: siêu thị mi ni, siêu thị của búp bê, búp bê bán hàng… Qua việc đăt các tên gọi khác nhau và quá trình giao tiếp trẻ sẽ tăng khả năng tư duy và phát triển vốn từ.
Lưu ý: Khi trang trí tên gọi cho các góc chơi, cần chọn cỡ chữ cho phù hợp, dán chữ ở độ cao vừa đủ để trẻ dễ dàng nhìn thấy.
Bố trí góc chơi hấp dẫn
► Khi cùng trẻ đặt tên các góc chơi, cô nên đặt câu hỏi để trẻ trả lời như: Chữ cái đầu tiên của từ là chữ gì? Chữ cái nào trong từ trẻ đã được học rồi? Thông qua đó trẻ sẽ tăng khả năng ghi nhớ và luyện tập cách phát âm các từ mới
VD: Góc gia đình: Cô thống nhất với trẻ tên gọi: “Tổ ấm gia đình”, trẻ sẽ được làm quen với từ tổ ấm và biết được cấu tạo của từ bắt đầu bằng chữ cái “t”, chữ cái đã học là “o,a”…
►Tạo cơ hội để trẻ tiếp xúc với chữ cái thông qua biểu bảng và danh sách lớp phân theo nhóm, tổ trong lớp học. Cô cho trẻ làm quen với chữ cái, các từ và tên của mình bằng cách viết danh sách của tổ kèm theo kí tự để trẻ biết tên mình nằm ở tổ nào và có những bạn nào cùng tổ. Đối với các biểu bảng, cô trang trí bằng chữ cái tiếng việt cơ bản để trẻ nhìn thấy hằng ngày, ghi nhớ mặt chữ, nhận biết ý nghĩa và chức năng của chữ viết trong sinh hoạt (vd: Bảng trực nhật, bảng theo dõi thời tiết, bảng điểm danh…)
Trang trí bảng biểu
► Hình thành các góc đọc hấp dẫn với nhiều thể loại sách như: sách vải, sách nhựa, sách tự làm,…, khuyến khích trẻ đem các cuốn sách hay từ nhà đến lớp để cùng chia sẻ với các bạn. Cô nên chọn các cuốn sách chứa hình ảnh ngộ nghĩnh, màu sắc tươi sáng và chữ viết rõ nét để kích thích hứng thú đọc ở trẻ.
► Gắn kí hiệu vào các đồ dùng, đồ chơi trong lớp và các giá góc. Trẻ mầm non thường “dễ nhớ, dễ quên”, vì vậy nếu không thường xuyên ôn luyện trẻ sẽ nhanh quên khi tiếp nhận những kiến thức mới. Để khắc phục tình trạng này, cô cần sắp xếp đồ chơi trên giá góc gọn, đẹp, theo một trật tự nhất và cùng trẻ đặt tên. Đối với các giá góc, cô vẽ kí hiệu đồ dùng đồ chơi kèm thêm tên gọi. Như vậy hằng ngày, khi trẻ tiếp xúc với đồ vật hay vui chơi đều nhìn thấy và dần dần sẽ ghi nhớ thứ tự các chữ trong từ, cách phát âm hoặc có thể tự viết lại các từ đó.
Biện pháp 2: Tạo môi trường chữ ngoài lớp học
► Gắn ảnh kèm theo tên của trẻ ở những nơi để đồ dùng cá nhân như: giá để dép, móc treo mũ, ba lô, …Qua đó, giúp rèn trẻ theo nề nếp của lớp biết cất đồ đúng nơi qui định và nhận biết được tên gọi của mình các tên các bạn trong lớp.
Mảng tường sáng tạo
►Tổ chức các hoạt động vui chơi ngoài trời cho trẻ như: cuộc thi kể chuyện sáng tạo theo chủ đề, đóng vai nhân vật,…Bên cạnh đó, cô có thể tạo môi trường chữ viết bằng cách đưa hình ảnh nhân vật trong những câu chuyện trẻ thích thể hiện trên các mảng tường. Thông qua đó, trẻ có thể nêu lên ý kiến của mình về câu chuyện hay các nhân vật trong chuyện kết hợp thảo luận cùng cô và các bạn, giúp kích thích khả năng tư duy sáng tạo và phát triển ngôn ngữ một cách tự nhiên, gần gũi.
Quý trường đăng ký
trải nghiệm