Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy và học trong trường mầm non - KidsOnline
Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy và học trong trường mầm non

Trong sáng kiến kinh nghiệm mầm non nâng cao chất lượng dạy và học trong trường mầm non, Kidsonline đã trình bày về mục tiêu, khó khăn và thuận lợi khi áp dụng những biện pháp nâng cao chất lượng dạy và học khi áp dụng tại trường mầm non xã Yên Mỹ, huyện Thanh Trì.

Để tiếp nối sáng kiến kinh nghiệm này, chúng tôi xin tiếp tục đề xuất một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy và học trong trường mầm non xã Yên Mỹ.

Sáng kiến kinh nghiệm mầm non nâng cao chất lượng dạy và học trong trường mầm non (Phần 1)

Biện pháp nâng cao chất lượng dạy và học trong trường mầm non:

Thực hiện 6 bước theo quy trình của Bộ GD & ĐT yêu cầu:

1. Thành lập hội đồng tự đánh giá
Đây là cơ sở giáo dục để nhà trường tự xem xét, kiểm tra, tự đánh giá điểm mạnh, điểm yếu theo từng tiêu chí, từ đó xây dựng một kế hoạch để cải tiến chất lượng giáo dục.

Sau khi nghiên cứu văn bản chỉ đạo mà Bộ và Sở GDĐT Hà Nội, phòng GD&ĐT hướng dẫn về công tác tự đánh giá chất lượng dạy và học trong trường mầm non thì hiệu trưởng trường mầm non xã Yên Mỹ cần nắm được những yêu cầu cơ bản của từng tiêu chí cụ thể:

– Mục đích kiểm định chất lượng giáo dục(KĐCLGD) của trường
– Quy trình các bước KĐCLGD
– Các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục chung
– Những điều kiện để đăng ký KĐCLGD
– Chu kỳ KĐCLGD
Hiệu trưởng chỉ đạo văn thư cần photo các văn bản thông tư, hướng dẫn về hoạt động KDDCLGD của trường mầm non triển khai đến toàn bộ Hội đồng giáo viên trường.

2. Xây dựng kế hoạch tự đánh giá
Bao gồm: Thành lập hội đồng tự đánh giá, phân công nhiệm vụ và xác định rõ ràng phạm vi, các công cụ và dụng cụ phục vụ công tác tự đánh giá.
Thực hiện cuộc họp của Ban lãnh đạo: Ban giám hiệu, Chủ tịch Hội đồng trường, Bí thư Chi bộ, Chủ tịch Công đoàn và Bí thư Chi Đoàn trường để xin ý kiến thành lập một hội đồng tự đánh giá.
Sau đó, Hiệu trưởng thực hiện ra Quyết định số 55a/QĐ-MNYM vào ngày 10 tháng 09 năm 2015 theo thẩm quyền để thành lập Hội đồng tự đánh giá (Đảm bảo có Quyết định kèm theo tại phần phụ lục).

Theo đó, hội đồng đánh giá sẽ họp để triển khai thống nhất quy trình tự đánh giá chất lượng giáo dục của nhà trường, phân công nhiệm vụ, trách nhiệm chi tiết cụ thể đến từng thành viên của Hội đồng.
Hội đồng gồm 3 nhóm công tác, mỗi nhóm được phân công thu thập tài liệu nghiên cứu đánh giá từ 1 đến 2 tiêu chuẩn, chịu trách nhiệm viết báo cáo cho từng tiêu chí của từng tiêu chuẩn và tự đánh giá mức độ đạt hay chưa đạt.

Phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên trong hội đồng tự đánh giá như sau:

– Chủ tịch Hội đồng:

+ Phải chịu trách nhiệm chính trước Hội đồng KĐCLGD về hoạt động tự đánh giá
+ Viết báo cáo phần đánh giá đặt vấn đề, tổng quan chung, kết luận của báo cáo tự đánh giá và bản báo cáo tự đánh giá cuối cùng của nhà trường.
+ Chịu trách nhiệm về tổ chức hoạt động tự đánh giá, điều động nhân lực, tài chính, tổ chức các cuộc họp của Hội đồng tự đánh giá.

– Phó Chủ tịch Hội đồng:

+ Thực hiện các công việc mà Chủ tịch Hội đồng phân công, giúp chủ tịch hội đồng quản lý công việc khi chủ tịch hội đồng vắng mặt.
+ Kiểm tra, theo dõi thường xuyên tiến độ công việc của nhóm thư ký, nhóm công tác, góp ý cho các bản báo cáo chung, tham gia tự đánh giá vào các tiêu chuẩn ban đầu.

– Ủy viên:

+ Thực hiện nhiệm vụ mà Chủ tịch Hội Đồng phân công, viết báo cáo theo từng tiêu chí đã được phân công, đánh giá so với các tiêu chuẩn đề ra.
Trong cả quá trình tự đánh giá, Hội đồng tự đánh giá sẽ tiến hành họp từ 8-10 lần trên tinh thần trách nhiệm cao, đóng góp ý kiến cho chủ tịch Hội đồng khi xây dựng bản kế hoạch tự đánh giá.
– Nhóm thư ký: Chịu trách nhiệm thu thập các dữ liệu thông tin minh chứng, in ấn các phiếu tiêu chí, bảng tổng hợp kết quả tự đánh giá của trường, lập danh mục mã thông tin minh chứng, trình bày bản báo cáo tự đánh giá.
– Nhóm công tác: nhóm trưởng chịu trách nhiệm của nhóm, cùng nhóm thư ký tìm các thông tin minh chứng, viết tự đánh giá và tham gia góp ý báo cáo sơ thảo, báo cáo cuối cùng bản tự đánh giá của trường.
Các nhóm làm việc cần sự tương trợ qua lại lẫn nhau vì có khi những minh chứng ở tiêu chí thuộc tiêu chuẩn này lại trùng với minh chứng của tiêu chí thuộc tiêu chuẩn khác.

Phạm vi đánh giá:
Đánh giá theo 5 tiêu chuẩn, 31 tiêu chí và 93 chỉ số có liên quan trong 5 năm học từ 2008-2009 đến 2015-2016.
Nguồn lực đánh giá:
Xác định nguồn cơ sở vật chất và tài chính cần phải huy động, từng hoạt động đánh giá, thời gian, cơ sở vật chất phục vụ tự đánh giá.
Dụng cụ phục vụ hoạt động tự đánh giá:
Sử dụng bộ công cụ tự đánh giá theo Công văn số 8299/BGDĐT-KĐCLGD ngày 04/12/2015 của Cục Khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục Bộ GD-ĐT về việc hướng dẫn tự đánh giá trường mầm non theo quy trình rút gọn.
Máy ảnh, máy vi tính, máy pho to coppy…. Và các dụng cụ cần thiết khác để giúp cho việc đánh giá có hiệu quả và chính xác cao.

3. Thu thập, xử lý và phân tích các thông tin, minh chứng

– Thống kê, xác định nguồn minh chứng cho từng tiêu chí của các tiêu chuẩn
– Xác định địa chỉ nguồn minh chứng? bộ phận lưu giữ?

4. Đánh giá mức độ đạt được theo từng tiêu chí

5. Viết báo cáo tự đánh giá

6. Công bố báo cáo tự đánh giá

Tin tức liên quan
Chương trình hè nâng cao kỹ năng STEM & AI dành cho giáo viên mầm non
Quý thầy cô ơi, mùa hè không chỉ là thời gian nghỉ ngơi mà còn là thời điểm lý tưởng để các thầy cô nâng cao kỹ năng giảng dạy. Với sự phát triển của công nghệ, giáo dục STEM và AI đang trở thành xu hướng tất yếu trên toàn cầu, giúp trẻ mầm […]
Đọc thêm
Giới thiệu KidsOnline AI Chatbot phiên bản mới sắp ra mắt: Trợ lý thông minh cho trường mầm non
Trong hành trình gần một thập kỷ đồng hành cùng các trường mầm non, KidsOnline luôn nỗ lực mang đến những giải pháp công nghệ đơn giản, thân thiện và hiệu quả. Với sự phát triển không ngừng của công nghệ trí tuệ nhân tạo, chúng tôi tự hào giới thiệu KidsOnline AI Chatbot phiên bản mới […]
Đọc thêm
Điểm danh nhận diện KidsOnline: Giải pháp an toàn cho trường mầm non trước COVID-19
Trong bối cảnh dịch COVID-19 đang bùng phát trở lại, các trường mầm non đối mặt với thách thức lớn trong việc đảm bảo an toàn sức khỏe cho học sinh và giáo viên. Việc kiểm soát thân nhiệt và quản lý điểm danh chính xác trở thành yếu tố then chốt để phòng ngừa lây nhiễm. […]
Đọc thêm
KidsOnline đồng hành cùng Trường mầm non Khu Vườn Hạnh Phúc mang đến sự an tâm cho phụ huynh
Trường mầm non Khu Vườn Hạnh Phúc luôn đặt sự an toàn và phát triển của trẻ lên hàng đầu. Để giúp phụ huynh nắm bắt thông tin một cách dễ dàng và hiệu quả, nhà trường đã sử dụng ứng dụng KidsOnline – một công cụ tuyệt vời hỗ trợ việc quản lý học […]
Đọc thêm
Chuyên nghiệp hoá mọi ghi chép trong ngày với Sổ nhật ký KidsOnline
Trong thời đại 4.0, công nghệ không chỉ giúp cải thiện chất lượng giảng dạy mà còn tối ưu hóa công việc hành chính. Sổ nhật ký KidsOnline chính là một giải pháp tuyệt vời giúp cô giáo thay thế những công việc ghi chép thủ công, tiết kiệm thời gian và nâng cao hiệu […]
Đọc thêm
Ra mắt Trợ lý ảo KidsOnline AI Chatbot hỗ trợ trường mầm non 24/7
Sau hơn 10 năm đồng hành cùng các trường mầm non, KidsOnline hiểu thầy cô cần những giải pháp đơn giản, dễ dùng và luôn hỗ trợ kịp thời cho công tác quản lý. Và đó chính là lý do trợ lý ảo KidsOnline AI Chatbot ra đời – một người bạn thông minh 24/7, […]
Đọc thêm
Bí quyết trường mầm non tốt thu hút và giữ chân phụ huynh
Học được trường mầm non tốt là bước đầu tiên quan trọng trong hành trình học tập của trẻ. Vì vậy, việc thu hút và giữ chân phụ huynh luôn là một trong những nhiệm vụ hàng đầu của các trường mầm non. Để làm được điều này, trường mầm non cần tạo ra môi […]
Đọc thêm

Quý trường đăng ký
trải nghiệm