Giúp tư duy của trẻ phát triển, thông minh hơn từ cách nói chuyện của bố mẹ - KidsOnline
Giúp tư duy của trẻ phát triển, thông minh hơn từ cách nói chuyện của bố mẹ
Bố mẹ vẫn luôn hiểu rằng mình có vai trò, tác động rất lớn trong việc hình thành tính cách và suy nghĩ của trẻ. Đơn giản bởi bốmẹ là người có thời gian tiếp xúc với trẻ nhiều nhất đồng thời cũng là người trực tiếp nuôi dạy trẻ.
Bài liên quan:
Vì thế, bố mẹ giống như một tấm gương mẫu mực để con noi theo. Nhưng có sẽ thật bất ngờ nếu bố mẹ biết rằng chỉ cần sự thay đổi nhỏ trong cách nói chuyện của bố mẹ lại có thể tác động mãnh mẽ đến sự phát triển tư duy của trẻ, giúp trẻ thành công hơn trong tương lai…!
Vậy thay đổi như thế nào? Tác động như thế nào? Bố mẹ hãy tìm hiểu bài viết dưới đây nhé!
Giúp tư duy của trẻ phát triển, thông minh hơn từ cách nói chuyện của bố mẹ1

Trẻ thông minh hơn từ cách nói chuyện của bố mẹ

-Tư duy của trẻ từ lời nói của bố mẹ

Tiến sĩ Carol Dweck là một nhà nghiên cứu tiên phong trong lĩnh vực thay đổi nhận thức của con người về động lực, đặc biệt là phương pháp để trẻ có tư duy phát triển (tin rằng quyết tâm có thể vượt thử thách) thay vì tư duy cố định (tin rằng trí thông minh là di truyền và hữu hạn).
Nói một cách đơn giản, nuôi dưỡng tư duy của trẻ phát triển chính là việc khen ngợi trẻ một cách trực tiếp về khả năng học tập và nỗ lực của trẻ thay vì đơn thuần khen rằng trẻ rất thông minh. Những ví dụ sau đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn phần nào.
Ví dụ: 
Tư duy cố định: “Con đã đọc được một câu hoàn chỉnh rồi cơ à, con giỏi quá!”.
Tư duy phát triển: “Con đã đọc được một câu hoàn chỉnh rồi, chúc mừng con đã hoàn thành mục tiêu sau nhiều nỗ lực luyện tập nhé!”.
Tư duy cố định: “Con đã giải xong câu đố này rồi cơ à, con thông minh thật đấy!”.
Tư duy phát triển: “Xin lỗi vì bắt con tốn thời gian làm câu đố dễ thế này, để mẹ tìm một câu khác khó hơn nhé. Mẹ biết con của mẹ sẽ làm được mà!”.
Tư duy cố định: “Con làm bài kiểm tra được 8 điểm.”.
Tư duy phát triển: “Con được 8 điểm trong bài kiểm tra chứng tỏ con hiểu bài tương đối tốt đó. Mẹ tin nếu con xem lại những chỗ sai thật kĩ và làm lại thì con có thể làm đúng gần hết được!”

 

-Thay đổi thông điệp – Đổi thay tương lai

Thông điệp chỉ thay đổi một chút xíu, nhưng có thể thay đổi cả tương lai của trẻ
Khi bạn thay đổi cách đánh giá trẻ từ việc tập trung vào kết quả sang chú trọng quá trình học tập thì điều đó có nghĩa là trẻ sẽ tự tin thử nghiệm những điều mới mẻ mà không sợ bị đánh giá là không thông minh bởi trẻ có nhiều cơ hội để cải thiện kết quả ấy và khẳng định bản thân mình.
Thí nghiệm thực tế với một nhóm học sinh lớp 7 cho thấy dù có điểm đầu vào xấp xỉ nhau nhưng sau hai năm, những em có tư duy phát triển có kết quả vượt trội hơn hẳn so với nhóm tin tưởng vào tư duy cố định.
giup-tu-duy-cua-tre-phat-trien-thong-minh-hon-tu-cach-noi-chuyen-cua-bo-me-02

-Tư duy ca tr chính là th to nên s khác bit

Kết quả thí nghiệm trên có thể giải thích như sau: dù năng lực ban đầu là như nhau nhưng những em với tư duy cố định có mục tiêu số một là bằng mọi giá phải luôn giỏi giang ở mọi lĩnh vực. Ngược lại, mục tiêu lớn nhất của những học sinh với tư duy phát triển lại là luôn học tập bằng mọi giá ở mọi lĩnh vực. Các em không sợ sai, sẵn sàng đương đầu thử thách bởi có niềm tin rằng kết quả sẽ dần tốt hơn, thành công hơn.
Điều này không đâu xa chính là từ tư duy, nhận thức của trẻ cái mà trẻ sẽ được thừa hưởng và tạo nên từ chính bố mẹ của mình. Bởi vậy, bố mẹ cần cố gắng làm sao để bé luôn ý thức được rằng mình hoàn toàn có khả năng và mình không hề kém cỏi từ chính những lời dạy dỗ, khuyên nhủ và động viên hằng ngày.

 

-Tư duy phát triển nên được ươm mầm từ sớm

Khi con bắt đầu hiểu được ngôn ngữ xung quanh cũng là lúc bạn nên bắt đầu chứ không cần phải đợi đến khi con đã đến tuổi đi học. Bản chất mỗi đứa trẻ đều có tư duy phát triển, nhưng chính cha mẹ đã thay đổi tư duy ấy ở trẻ.
Khi bạn nói chuyện với con rằng “Con xem xem, bạn kia giỏi quá, bạn kia làm được abc xyz.”, có thể con sẽ có động lực làm những việc bạn muốn, nhưng con cũng sẽ không dám chấp nhận thử thách, thử nghiệm những điều mới mẻ vì sợ làm lỡ kì vọng của bố mẹ, sẽ không được bố mẹ khen nữa. Hay thậm chí, con còn tạo cho mình một suy nghĩ rằng mình kém cỏi, mình không được như thế tạo sự kém tự tin cho trẻ. Vậy mới thấy được tầm quan trọng và sức ảnh hưởng từ lời nói của bố mẹ đối với trẻ và tư duy của trẻ.
Bố mẹ chỉ cần tưởng tượng rằng lời nói giao tiếp giữa bố mẹ và con là thứ diễn ra hằng ngày, xuất hiện một cách thường xuyên và còn có khả năng đi trực tiếp vào suy nghĩ của trẻ. Vì vậy, bố mẹ chỉ cần có thói quen nói chuyện “sai lầm”, chưa hợp lí cũng sẽ khiến trẻ hình thành những suy nghĩ sai lệch về bản thân và thế giới xung quanh.

Giúp tư duy của trẻ phát triển, thông minh hơn từ cách nói chuyện của bố mẹ3

-Ngoài việc hình thành chính xác, tư duy cần luyện tập và củng cố

Dù khó hơn trường hợp đầu tiên nhưng cũng không phải là không thể. Mỗi người có tư duy phát triển về một số vấn đề nhưng lại có tư duy cố định về một số vấn đề khác. Ví dụ, tôi có tư duy phát triển về toán và các môn khoa học bởi qua kinh nghiệm nhiều năm của mình, tôi biết chỉ cần cố gắng thì kết quả sẽ đền đáp xứng đáng.

Ngược lại, tôi có tư duy cố định với môn bóng rổ từ nhỏ bởi đến tận năm 11 tuổi tôi mới tập chơi và ắt hẳn những đứa trẻ khác giỏi hơn tôi nhiều. Nhưng đến khi tôi học cấp 3, tôi quyết định thử chơi và rồi cố gắng luyện tập chăm chỉ, bước ra khỏi vòng an toàn mà mình từng tự vẽ ra. Và rồi kết quả đã không phụ lòng tôi.
Nguồn: Việt Future
Tin tức liên quan
Bí quyết trường mầm non tốt thu hút và giữ chân phụ huynh
Học được trường mầm non tốt là bước đầu tiên quan trọng trong hành trình học tập của trẻ. Vì vậy, việc thu hút và giữ chân phụ huynh luôn là một trong những nhiệm vụ hàng đầu của các trường mầm non. Để làm được điều này, trường mầm non cần tạo ra môi […]
Đọc thêm
Nền tảng đám mây đang định hình tương lai giáo dục như thế nào?
Bài viết được dịch dựa trên nội dung 9 Next-Gen Learning: How Cloud Platform is Shaping the Future of Education của tác giả Henry Chua, được đăng trên LinkedIn Pulse. Ngày nay, nhiều quốc gia ở châu Á đang đầu tư mạnh mẽ vào các công cụ giáo dục số. Các nền tảng học tập […]
Đọc thêm
Đâu là 5 mẹo để chủ trường mầm non tối ưu hoá quản lý?
Quản lý trường mầm non là một công việc đầy thử thách, đặc biệt khi phải xử lý nhiều công việc cùng lúc từ việc quản lý học sinh, giáo viên, đến phụ huynh và tài chính. Tuy nhiên, với sự trợ giúp của công nghệ, việc quản lý có thể trở nên đơn giản […]
Đọc thêm
Phụ nữ trong ngành nghề STEM – Singapore đã có cái nhìn cải tiến hơn như thế nào?
Nhân ngày Phụ nữ 8/3, phóng viên tạp chí “Khoa học và Phát triển” đã phỏng vấn chị Đậu Thuý Hà, đồng sáng lập Công ty KidsOnline, về chủ đề “Kinh nghiệm Singapore đưa giáo dục STEM vào các bậc học, từ mầm non, giúp cải thiện tỷ lệ nữ giới trong lĩnh vực STEM”. […]
Đọc thêm
Tính năng gửi thông báo nhanh KidsOnline giúp nhà trường kết nối phụ huynh hiệu quả
Trong môi trường giáo dục mầm non, việc truyền tải thông tin nhanh chóng và chính xác đến phụ huynh là điều vô cùng quan trọng, là yếu tố quan trọng giúp trường nâng cao hiệu suất quản lý. Đặc biệt, với những dịp đặc biệt như Ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3, các trường […]
Đọc thêm
Trung tâm Thông báo của KidsOnline – Kết nối nhanh chóng, nâng cao hiệu quả giáo dục
Trong môi trường giáo dục mầm non hiện đại, sự chủ động và giao tiếp hiệu quả là chìa khóa để giáo viên quản lý công việc và tạo dựng một không gian học tập lý tưởng. Với Trung tâm Thông báo của KidsOnline, mọi thông tin quan trọng từ phụ huynh đều được tổng […]
Đọc thêm
Tổ Chức Sự Kiện Mầm Non Dễ Dàng Hơn Bao Giờ Hết Với Tính Năng Khảo Sát Trực Tuyến Của KidsOnline
Tổ chức sự kiện trong trường mầm non luôn đòi hỏi sự phối hợp nhịp nhàng giữa giáo viên, phụ huynh, và ban quản lý. Từ việc lập kế hoạch, mời phụ huynh đến ghi nhận ý kiến phản hồi sau sự kiện, mỗi công đoạn đều dễ gặp khó khăn khi sử dụng phương […]
Đọc thêm

Quý trường đăng ký
trải nghiệm