Vào những ngày hè nóng nực, mồ hôi tiết ra nhiều, đặc biệt ở những trẻ hiếu động, khi đó mồ hôi không được thoát hết kết hợp với bụi bẩn gây ứ động tại các ống bài tiết trên da gây nên những nốt viêm, đó chính là hiện tượng của bệnh rôm sẩy ở trẻ.
Nếu để ý, các mẹ sẽ thấy rôm sảy mụn nhọt nổi tập trung ở những vùng da tiết nhiều mồ hôi như: lưng, ngực, trán, cổ. Rôm sảy thường xuất hiện vào mùa hè oi nóng.
Trong bài này, Kidsonline xin chia sẻ các bậc phụ huynh về kinh nghiệm điều trị bệnh rôm sảy tại nhà cho trẻ. Trước tiên, chúng ta đi tìm hiểu nguyên nhân của bệnh lý này nhé.
Nguyên nhân gây bệnh rôm sảy ở trẻ nhỏ:
– Thời tiết: Nắng nóng, độ ẩm cao cũng làm cho da khó bài tiết, tuyến mồ hôi làm việc quá sức.
– Trẻ hiếu động: Trẻ thường đùa giỡn nhiều làm tăng tiết mồ hôi
– Cách chăm sóc trẻ của bố mẹ: Cho trẻ nằm trong lồng ấp nhiệt độ quá cao hay quấn chăn, mặc quần áo chật kín cho trẻ.
– Quần áo của trẻ: Làm từ chất liệu không co giãn, không thoáng mát, không thấm mồ hôi, làm bít tắc tuyến mồ hôi.
– Thoa kem nhiều cho trẻ có thể làm bít tắc tuyến mồ hôi
Kinh nghiệm chăm sóc trẻ bị rôm sảy tại nhà
-Vệ sinh – tắm rửa cho trẻ:
+ Dùng nước mát để tắm cho trẻ bị rôm sẩy, lưu ý không dùng nước nóng hay nước ấm.
+ Lựa chọn sữa tắm dịu nhẹ có độ PH = 4.5-6.5
+ Lau khô cơ thể trẻ bằng khăn cotton mềm, sạch khi tắm xong, chú ý không chà mạnh lên da của trẻ.
+ Thoa phấn rôm cho trẻ
– Chọn quần áo cho trẻ:
+Quần áo chất liệu 100%cotton
+ Chú ý không dùng vải len, sợi tổng hợp vì không thấm tốt mồ hôi và dễ gây kích ứng da.
+Chọn loại vải mòng, rộng rãi, không mặc quần áo chật cho trẻ.
– Sinh hoạt và vui chơi:
+ Không để trẻ chơi đùa ngoài nắng trong khoảng thời gian từ 10 giờ sáng đến 3 giờ chiều. Nếu ra nắng cần che chắn bảo vệ bằng mũ hoặc nón có vành rộng.
+ Không gian sinh hoạt thông thoáng, điều kiện nhiệt độ khoảng 27-29 độ C, có thể sử dụng quạt nhẹ. Chú ý theo dõi nhiệt độ trong phòng và nhiệt độ cơ thể trẻ, tránh trường hợp trẻ bị lạnh có thể dẫn đến viêm đường hô hấp.
– Cho trẻ uống nhiều nước:
Cho trẻ uống nước đun sôi để nguội, tránh các loại nước ngọt, cà phê, rượu bia, nước ngọt có ga vì các loại nước này có thể làm tình trạng rôm sảy nặng hơn.
– Không cho trẻ gãi hay chà mạnh vào da:
Đeo tất chân, găng tay để tránh trẻ gãi nhiều gây nhiễm trùng da.
KHI NÀO MẸ CẦN ĐƯA TRẺ ĐẾN BÁC SỸ?
Trong trường hợp chăm sóc tại nhà từ 7-10 ngày mà vẫn chưa hết rôm sảy và xuất hiện những hiện tượng sau:
- Rôm sảy lan rộng hơn sau 7-10 ngày
- Tái đi tái lại nhiều lần
- Bé bị khó chịu: ngứa, bứt rứt, quấy khóc hay có biến chứng nhiễm trùng da, sốt
Quý trường đăng ký
trải nghiệm