Bệnh quai bị ở trẻ em có nguy hiểm không và nên chăm sóc trẻ như thế nào để mau phục hồi luôn là thắc mắc của các bậc phụ huynh khi bé yêu của mình không may mắc phải.
Bệnh quai bị là bệnh trẻ rất hay mắc phải gây ảnh hưởng đến sinh hoạt cũng như sức khỏe của bé, vậy khi trẻ bị quai bị phải làm sao, trẻ bị quai bị kiêng ăn gì, chăm sóc trẻ quai bị như thế nào an toàn hiệu quả sẽ được chia sẻ chi tiết trong bài viết dưới đây của KidsOnline mời các mẹ cùng tham khảo để có thêm nhiều thông tin chăm sóc sức khỏe cho bé yêu nhé!
Cách chăm sóc trẻ bị bệnh quai bị
– Cần cho trẻ một chế độ nghỉ ngơi hợp lý: không cho trẻ vận động nhiều, đặc biệt trong trường hợp trẻ sưng tinh hoàn thì trẻ cần được nghỉ ngơi tuyệt đối.
– Chế độ dinh dưỡng: không kiêng cữ, cần cho trẻ ăn uống đầy đủ, thông thường các bé bị quai bị ăn uống rất khó khăn, cần phải chọn thức ăn mềm, dễ nuốt, nhiều chất dinh dưỡng để tăng sức đề kháng cho cơ thể.
– Nếu trẻ sốt hoặc quá đau, có thể cho trẻ uống thuốc giảm sốt.
– Cho trẻ uống nhiều nước.
– Không cho trẻ ra ngoài để tránh gió, nên giữ trẻ trong nhà cho đến khi vùng sưng tấy có dấu hiệu giảm.
Đặc biệt phải cách ly trẻ, không đưa trẻ mắc bệnh đến trường, các khu vực vui chơi công cộng vì có thể lây bệnh cho những bạn khác (thường nên giữ trẻ trong nhà ít nhất chín ngày).
– Vệ sinh cá nhân và tẩy uế sát trùng các chất dịch tiết ra.
– Tránh tự ý bôi hoặc đắp, phun những loại thuốc dân gian ở tuyến mang tai đề phòng nhiễm độc.
– Dùng thuốc hạ sốt, an thần, giảm đau cho trẻ. Hãy hỏi ý kiến bác sĩ nếu trẻ có triệu chứng đau đầu dữ dội, nôn thốc.
Bên cạnh đó, gia đình nên có một chế độ dinh dưỡng hợp lý cho trẻ: ăn các thức ăn lỏng, các loại đỗ, rau xanh và uống nhiều nước. Nên kiêng các loại đồ nếp và thức ăn khó tiêu, các đồ ăn chua và chất kích thích. Các loại thực phẩm này khiến tuyến nước bọt phân tiết làm quai bị sưng to lên, có thể khiến bệnh bị biến chứng.
Cách phòng ngừa bệnh quai bị cho trẻ
– Nên tiêm văcxin chủng ngừa cho trẻ khi trẻ được 12 tháng, và tiêm mũi nhắc lại khi trẻ được 4 tuổi.
– Thường xuyên cho trẻ rửa tay với xà phòng, đảm bảo vệ sinh cá nhân hằng ngày; làm sạch đường hô hấp bằng cách súc miệng với dung dịch nước muối hoặc các dung dịch sát khuẩn đường mũi họng.
– Hạn chếcho trẻ tiếp xúc với người bị bệnh. Hạn chế tới những nơi tập trung đông người, đặc biệt tại các phòng chật hẹp nơi đang có dịch. Tăng cường sức đề kháng cho trẻ bằng ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, thể dục thể thao và nghỉ ngơi hợp lý.




Quý trường đăng ký
trải nghiệm
