Bệnh quai bị ở trẻ em (P1): Nguyên nhân và triệu chứng bệnh quai bị - KidsOnline
Bệnh quai bị ở trẻ em (P1): Nguyên nhân và triệu chứng bệnh quai bị

Bệnh quai bị ở trẻ nhỏ thường xuất hiện trong giai đoạn trẻ từ 5 đến 15 tuổi. Đây là một loại bệnh có thể gây biến chứng nguy hiểm nếu như không được phát hiện và điều trị kịp thời.

Để phòng biến chứng của bệnh ảnh hưởng đến trẻ nhỏ, các bậc làm cha làm mẹ nên lưu ý những điểm mà KidsOnline nêu ra dưới đây.

Nguyên nhân khiến trẻ bị bệnh quai bị

Trẻ bị bệnh quai bị rất dễ lây cho trẻ khác, tuy nhiên sẽ cho miễn dịch bền vững sau khi khỏi bệnh (không mắc lại bệnh lần thứ hai). Bệnh lây trực tiếp qua đường hô hấp bởi các giọt nước bọt nhỏ li ti bắn ra khi bệnh nhân nói, ho, hắt hơi…

Bệnh có khả năng lây từ 7 ngày trước khi xuất hiện các triệu chứng đầu tiên và 7 ngày sau khi hết triệu chứng. Người bệnh chính là nguồn bệnh và các vật dụng có nhiễm nước bọt của người bệnh. Điều khó khăn trong việc cách ly nguồn bệnh là thời gian 7 ngày trước khi có biểu hiện lâm sàng.

kidsonline-Bệnh quai bị ở trẻ em (P1): Nguyên nhân và triệu chứng bệnh quai bị1

Trẻ em trong độ tuổi 5-15 dễ bị bệnh quai bị nhất (khi chưa được tiêm vắc xin phòng bệnh), do là một loại bệnh dễ lây nên đa số các trẻ nhỏ bị mắc bệnh này. Qua điều tra nghiên cứu thấy trên 85% người trưởng thành đang khỏe mạnh đã có tiền sử mắc bệnh quai bị. Những nguy cơ mắc bệnh quai bị cá biệt cũng có thể gặp ở trẻ nhỏ hơn, thậm chí mới có 5- 6 tháng tuổi do kháng thể chống quai bị được hưởng thụ từ máu và sữa mẹ cũng đã bị suy giảm và hết. Nên trong thời gian có dịch và nguy cơ nhiễm bệnh lớn cũng phải chú ý bảo vệ các đối tượng này.

Bệnh sinh: Virus xâm nhập đường hô hấp trên, sau đó theo đường máu đến tuyến nước bọt, tinh hoàn, buồng trứng, tuỵ tạng và trong một số trường hợp lên cả màng não.

Virus cũng có thể từ niêm mạc miệng đi ngược ống Stensen (Sĩenon) đế lên tuyến mang ta

Dấu hiệu và triệu chứng của bệnh quai bị

  • Trước khi bị bệnh, trẻ em có dấu hiệu khó chịu, khó ở trong người. Thường kéo dài 1 đến 2 ngày.
  • Sốt khá cao, từ 38 đến 40 độ, kéo dài khoảng 3 đến 4 ngày.
  • Mệt mỏi, đau đầu, nhức tai, cảm giác sợ gió và hơi ớn lạnh.
  • Bị chảy nước bọt, sưng dần tuyến nước bọt ở khu vực mang tai. Sau đó sưng má (một bên hoặc cả hai bên), đau khi nuốt nước bọt.

Biến chứng nguy  hiểm của bệnh quai bị

Biến chứng viêm não – viêm màng não: cần phải có sự can thiệp ngay của các bác sĩ.. Trẻ có hiện tượng sốt cao, nhức đầu, ói mửa, nôn, đôi khi co giật.

Viêm màng não tăng lâm ba lành tính. 16% trường hợp bị quai bị mắc phải.

Viêm não: chiếm tỉ lệ 0,5%0. Biến chứng này có thể xảy ra ở thời điểm tuyến nước bọt đang sưng viêm hoặc sau đó 2 – 3 tuần lễ.

Biến chứng vào các thần kinh sọ não (0,1%) gây điếc một bên hoặc cả 2 bên tai. Các biến chứng gây viêm thần kinh, viêm tủy, viêm nhiều rễ thần kinh có thể xảy ra nhưng rất hiếm gặp.

kidsonline-Bệnh quai bị ở trẻ em (P1): Nguyên nhân và triệu chứng bệnh quai bị2

Biến chứng viêm tinh hoàn (ở trẻ tuổi dậy thì): biến chứng này thường gặp nhất. Biến chứng xảy ra sau 7-10 ngày viêm tuyến mang tai, trẻ thường đột nhiên sốt cao 40-41 độ C, lạnh run, nhức đầu, mê sảng, ói mửa, đau bụng, tinh hoàn sưng to. Tình trạng này kéo dài khoảng một tuần thì giảm. Tinh hoàn sưng to, đỏ, rất đau và kèm sốt cao, có thể teo, gây vô sinh nếu cả 2 tinh hoàn cùng bị. Viêm tinh hoàn chiếm tỉ lệ 2% số trường hợp quai bị

Viêm buồng trứng 4%: đau nặng vùng thượng vị, trong nước tiểu có đường, (cũng ở trẻ tuổi dậy thì): đau bụng một bên hoặc 2 bên gần vùng hố chậu.

Biến chứng viêm tụy tạng cấp: thường ít gặp nhất, xuất hiện vào ngày thứ ba đến ngày thứ bảy sau khi viêm tuyến mang tai, người bệnh sốt cao, đau bụng, nôn, trụy mạch. Trẻ cần được nghỉ ngơi, uống thuốc hạ sốt, giảm đau là có thể hồi phục sau hai tuần.

Tin tức liên quan
Hướng dẫn chăm sóc trẻ bị viêm da cơ địa
Chăm sóc da cho trẻ như thế nào? – Cải thiện triệu chứng bệnh: giảm ngứa, giảm viêm – Dưỡng ẩm cho da, tái tạo nước cho da – Bảo vệ da – Phòng và điều trị nhiễm trùng Kiểm soát ngứa cho trẻ Khi ngứa trẻ thường gãi làm cho bệnh trở nên nặng […]
Đọc thêm
Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết bệnh viêm da cơ địa ở trẻ
1. Bệnh viêm da cơ địa là gì? Bệnh viêm da cơ địa (VDCĐ) còn gọi là bệnh chàm thể tạng, eczema. Viêm da cơ địa là bệnh da phổ biến nhất, đặc biệt trong thời kỳ thơ ấu.Triệu chứng điển hình của bệnh là các thương tổn da khô kèm theo ngứa và hay […]
Đọc thêm
Đường – Sự nguy hiểm ngọt ngào
Sắp đến Tết rồi. Trẻ em là thích Tết nhất. Thích được mặc áo đẹp, được nghỉ học, đi chơi, được mừng tuổi. Và không thể không kể đến một sở thích khoái khẩu của bọn trẻ là cơ hội được ăn bánh kẹo thả ga. Đi đâu cũng được mời bánh kẹo. Có khi […]
Đọc thêm
Hai bài thuốc trị rối loạn tiêu hóa
Ngày Tết có thể sẽ là những ngày mà hệ tiêu hóa của bạn và các con phải ra sức làm việc. Thậm chí, chúng còn đứng trước nguy cơ bị rối loạn hoặc ngộ độc do các nguyên nhân: Ăn uống thất thường, có thể ăn quá nhiều, quá ít, không đúng bữa. Ăn […]
Đọc thêm
Các dấu hiệu cảnh báo suy giảm miễn dịch bẩm sinh hướng dẫn bởi Bệnh viện Nhi Trung ương
Suy giảm miễn dịch bẩm sinh là một bệnh khiếm khuyết về di truyền khiến cơ thể bệnh nhi không có khả năng chống lại tác nhân gây bệnh như virus, vi khuẩn. Suy giảm miễn dịch được chia thành 2 loại: dạng tiên phát bẩm sinh (do gen) và dạng thứ phát do mắc […]
Đọc thêm
Đừng “dán nhãn” con
“Con bé nhà em nhõng nhẽo và hay mít ướt lắm.” “Thằng cu nhà này thì “thần giữ của”. Đừng ai lấy được của nó thứ gì”. “Con đúng là ích kỉ. Hãy chia cho em chơi cùng với.” “Nào! Nào! Biết ngay mà. Con hậu đậu lắm í!” …. “Dán nhãn” cho con là […]
Đọc thêm
CẢNH BÁO KIỂU NGỒI CHỮ W
Không phải nhiều người trong số chúng ta nghe nói về kiểu ngồi này. Nhưng thực ra nó lại khá dễ gặp ở trẻ 3-6 tuổi thậm chí lớn hơn. Nếu bạn dành thời gian quan sát con bạn hoặc một nhóm trẻ ngồi chơi trên sàn, bạn cũng có thể bắt gặp kiểu ngồi […]
Đọc thêm

Quý trường đăng ký
trải nghiệm