Tiến sĩ Mỹ bày cách giúp bố mẹ "trị" trẻ ăn chậm, lười uống nước - KidsOnline
Tiến sĩ Mỹ bày cách giúp bố mẹ “trị” trẻ ăn chậm, lười uống nước

Con luôn ăn chậm khiến bạn phát cáu hay bé chẳng bao giờ chịu uống thứ nước nhạt nhẽo mang tên nước lọc thì hãy đọc ngay bài viết này.

02-07-201700:01:00Chia sẻ 17
Con luôn ăn chậm khiến bạn phát cáu hay bé chẳng bao giờ chịu uống thứ nước nhạt nhẽo mang tên nước lọc thì hãy đọc ngay bài viết này.Ăn không phải ép, ngủ không quấy khóc – đâu là bí quyết của cha mẹ Pháp khi nuôi dạy con? 10 đồ ăn vặt vừa ngon lại vừa bổ, đặc biệt có lợi giúp bé phát triển chiều cao Cho trẻ ăn 1 quả trứng mỗi ngày và điều bất ngờ sẽ xảy ra
Tiến sĩ – chuyên gia dinh dưỡng Glenn Berall hiện là Giám đốc Chương trình Y khoa – Nhi khoa, Bệnh viện Đa khoa Bắc York, Toronto và là Trợ lý Giáo sư Khoa Nhi và Khoa Dinh dưỡng thuộc Đại học Toronto (Mỹ). Gần đây, tạp chí dinh dưỡng Abbott Nutrition đã mời Tiến sĩ Glenn Berall đến tham dự và phát biểu tại Hội thảo “Những khó khăn trong quá trình cho trẻ ăn”. Tại đây, ông đã giải đáp một số thắc mắc phổ biến của các cha mẹ nuôi con nhỏ xung quanh chuyện ăn uống của các bé.

1. Thưa chuyên gia, làm thế nào để con tôi có thể ngồi yên và tập trung ăn xong bữa ăn của bé?

TS Glenn Berall: Bắt 1 đứa trẻ ngồi im 1 chỗ để ăn thì không khó, vấn đề là làm sao để trẻ ngồi ăn chỉ trong 1 khoảng thời gian nhất định và ăn hết suất ăn của mình trong thời gian đó thôi. Bố mẹ hãy thử áp dụng phương pháp “Hẹn giờ” để “trị” thói ăn chậm của trẻ.

Tiến sĩ Mỹ bày cách giúp bố mẹ trị trẻ ăn chậm, lười uống nước – Ảnh 1.
Phương pháp “hẹn giờ” giúp trẻ ăn nhanh và tập trung vào bữa ăn hơn (Ảnh minh họa).

Thay vì ép trẻ phải ngồi xuống và ăn thì cả gia đình hãy cứ tập trung ngồi và ăn như bình thường, để 1 chỗ và phần thức ăn của trẻ riêng để trẻ tự ăn. Sau 20 phút, nếu trẻ vẫn không tự ngồi xuống và ăn cùng mọi người thì bạn hãy cất suất ăn của trẻ đi. Sau đó, nếu trẻ đói và đòi ăn, mẹ hãy nói với bé rằng con phải đợi bữa ăn sau vì con đã bỏ qua bữa trước mất rồi.

Phương pháp “Hẹn giờ” này sẽ dần giúp bé nhận ra mỗi bữa ăn chỉ diễn ra trong 1 thời gian nhất định, nếu con bỏ bữa này thì con phải đợi tới bữa sau mới được ăn mặc dù đói đi chăng nữa.

2. Thưa chuyên gia, con tôi rất lười uống nước, tôi phải làm thế nào để con uống nhiều nước hơn?

TS Glenn Berall: Thông thường trẻ em có thể tự biết được khi nào trẻ cần uống nước. Tuy nhiên, nếu trẻ lười uống hoặc uống không uống đủ nước và gặp các vấn đề về tiêu hóa, bạn có thể cho trẻ uống nước hoa quả để khuyến khích trẻ uống thêm nước. Ví dụ, cắt nhỏ dâu tây, dưa hấu, dưa vàng…, thả vào cốc nước để trông hấp dẫn hơn và có màu sắc hơn, chắc chắn bé sẽ thích và tích cực uống nước hơn.

Tiến sĩ Mỹ bày cách giúp bố mẹ trị trẻ ăn chậm, lười uống nước – Ảnh 2.
Một chút hoa quả thả vào cốc nước sẽ kích thích trẻ uống nước.

3. Con tôi 1 tuổi, vậy tôi làm thế nào để tôi biết bé đã dung nạp đủ chất dinh dưỡng thưa chuyên gia? Bé cần bổ sung bao nhiêu sữa thì đủ? Nếu con tôi không muốn ăn thì tôi có thể thay thế bữa ăn bằng sữa được không?

TS Glenn Berall: Một cách để biết chắc là con của bạn có nhận đủ dinh dưỡng hay không là xem bé có phát triển đều và chắc hay không. Nếu bé khỏe mạnh và nhanh nhẹn thì đây là tín hiệu tốt. Cha mẹ nên để con mình tự nhận biết nhu cầu ăn uống của chính bé thay vì cứ cho trẻ bú hoặc ăn thường xuyên vì sợ con bị đói.

Làm như vậy có 2 tác hại: thứ nhất, bé cảm thấy bé không có khả năng tự kiểm soát cơn đói hoặc cơn khát của chính mình. Thứ hai, việc cho bé ăn thường xuyên như vậy sẽ gửi đi 1 thông điệp rằng cha mẹ đang hiểu rõ nhu cầu ăn uống của bé hơn chính bản thân bé, bé bắt đầu bỏ qua tín hiệu đói, khát của mình, dẫn đến nhiều vấn đề liên quan đến chuyện ăn uống sau này của bé.

Tiến sĩ Mỹ bày cách giúp bố mẹ trị trẻ ăn chậm, lười uống nước – Ảnh 3.
Chuẩn bị cho trẻ một bữa ăn đủ dưỡng chất nhưng hãy để bé ăn theo nhu cầu (Ảnh minh họa).

Hãy chuẩn bị cho bé một bữa ăn vừa đủ và nhiều dinh dưỡng, để bé tự ăn bao nhiêu bé muốn. Nếu bé không ăn hết, bạn có thể cho bé bú hoặc ăn thêm sữa sau bữa ăn và để bé ăn vừa đủ theo nhu cầu. Khi cha mẹ làm như vậy, đứa trẻ sẽ có cơ hội phát triển theo đúng khả năng của bé và tự đọc được tin hiệu đói hoặc no của mình.

4. Thưa chuyên gia, bé sụt cân khi chuyển từ thức ăn lỏng sang thức ăn đặc, rắn có bình thường không?

TS Glenn Berall: Trong quá trình chuyển đổi loại thức ăn, bé sẽ tăng cân chậm hoặc sụt cân. Nhưng nếu tình trạng này kéo dài thì bạn nên đưa bé đến gặp bác sĩ để thăm khám, nếu bé gặp vấn đề gì về đường ăn uống thì có thể phát hiện và điều trị kịp thời.

Nguồn: Theasianparent

Tin tức liên quan
Hướng dẫn chăm sóc trẻ bị viêm da cơ địa
Chăm sóc da cho trẻ như thế nào? – Cải thiện triệu chứng bệnh: giảm ngứa, giảm viêm – Dưỡng ẩm cho da, tái tạo nước cho da – Bảo vệ da – Phòng và điều trị nhiễm trùng Kiểm soát ngứa cho trẻ Khi ngứa trẻ thường gãi làm cho bệnh trở nên nặng […]
Đọc thêm
Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết bệnh viêm da cơ địa ở trẻ
1. Bệnh viêm da cơ địa là gì? Bệnh viêm da cơ địa (VDCĐ) còn gọi là bệnh chàm thể tạng, eczema. Viêm da cơ địa là bệnh da phổ biến nhất, đặc biệt trong thời kỳ thơ ấu.Triệu chứng điển hình của bệnh là các thương tổn da khô kèm theo ngứa và hay […]
Đọc thêm
Đường – Sự nguy hiểm ngọt ngào
Sắp đến Tết rồi. Trẻ em là thích Tết nhất. Thích được mặc áo đẹp, được nghỉ học, đi chơi, được mừng tuổi. Và không thể không kể đến một sở thích khoái khẩu của bọn trẻ là cơ hội được ăn bánh kẹo thả ga. Đi đâu cũng được mời bánh kẹo. Có khi […]
Đọc thêm
Hai bài thuốc trị rối loạn tiêu hóa
Ngày Tết có thể sẽ là những ngày mà hệ tiêu hóa của bạn và các con phải ra sức làm việc. Thậm chí, chúng còn đứng trước nguy cơ bị rối loạn hoặc ngộ độc do các nguyên nhân: Ăn uống thất thường, có thể ăn quá nhiều, quá ít, không đúng bữa. Ăn […]
Đọc thêm
Các dấu hiệu cảnh báo suy giảm miễn dịch bẩm sinh hướng dẫn bởi Bệnh viện Nhi Trung ương
Suy giảm miễn dịch bẩm sinh là một bệnh khiếm khuyết về di truyền khiến cơ thể bệnh nhi không có khả năng chống lại tác nhân gây bệnh như virus, vi khuẩn. Suy giảm miễn dịch được chia thành 2 loại: dạng tiên phát bẩm sinh (do gen) và dạng thứ phát do mắc […]
Đọc thêm
Đừng “dán nhãn” con
“Con bé nhà em nhõng nhẽo và hay mít ướt lắm.” “Thằng cu nhà này thì “thần giữ của”. Đừng ai lấy được của nó thứ gì”. “Con đúng là ích kỉ. Hãy chia cho em chơi cùng với.” “Nào! Nào! Biết ngay mà. Con hậu đậu lắm í!” …. “Dán nhãn” cho con là […]
Đọc thêm
CẢNH BÁO KIỂU NGỒI CHỮ W
Không phải nhiều người trong số chúng ta nghe nói về kiểu ngồi này. Nhưng thực ra nó lại khá dễ gặp ở trẻ 3-6 tuổi thậm chí lớn hơn. Nếu bạn dành thời gian quan sát con bạn hoặc một nhóm trẻ ngồi chơi trên sàn, bạn cũng có thể bắt gặp kiểu ngồi […]
Đọc thêm

Quý trường đăng ký
trải nghiệm