Tiếp nối phần 1, KidsOnline xin gửi tới bố mẹ và thầy cô phần tiếp theo của các mẹo giúp bé làm quen với toán nhanh và nhớ lâu. Hy vọng bài viết này sẽ có ích với bố mẹ và thầy cô của Kids.
>> 8 Mẹo bổ ích hỗ trợ bố mẹ dạy bé làm quen với toán P1
5. Thêm và bớt đồ vật trong một tập hợp
Việc tiếp theo trong quá trình bé làm quen với toán chính là dạy bé cách cộng, trừ. Để việc dạy trẻ phép cộng, phép trừ khi trẻ còn nhỏ không nên quá cứng nhắc và khó khăn, mẹ hãy gắn những con số vào các đồ vật thực tế trước mặt trẻ cùng những câu chuyện để trẻ có những tưởng tượng lý thú.
Ví dụ, bố mẹ và thầy cô có thể lồng ghép việc học vào những trò chơi thú vị như kể chuyện hay chơi buôn bán. Bài học bắt đầu với câu chuyện về thỏ mẹ và thỏ con, thỏ mẹ vào rừng kiếm được 3 củ cà rốt tươi ngon, về đến nhà lại được thỏ bà cho thêm 1 củ, rồi thỏ con ăn 2 củ, cuối cùng thì còn bao nhiêu củ cà rốt. Vì bé chưa thể hình dung ra các con số trong đầu và tính nhẩm ngay được nên mẹ cứ để bé làm các phép cộng trừ bằng cách đếm các củ cà rốt trước mặt.
6. Phân loại đối tượng
Để giúp bé tăng khả năng nhận biết các đồ vật đồng dạng hoặc có cùng đặc tính trong quá trình cùng bé làm quen với toán, mẹ nên hướng cho bé các trò chơi như sắp xếp các bút chì cùng màu vào cùng một nhóm hoặc xếp các miếng ghép hình có cùng hình khối vào một nhóm. Thông thường các bé cũng khá hứng thú với trò chơi này.
7. So sánh các đối tượng
Trong quá trình giúp bé làm quen với toán, để bé vận dụng nhuần nhuyễn và hiểu rõ về cách so sánh đồ vật, bố mẹ và thầy cô nên gắn điều này một cách mật thiết với đời sống hằng ngày. Ví dụ mẹ thường xuyên đặt hai đồ vật có sự chênh lệch rõ rệt trước mặt con rồi hướng dẫn con dùng các mẫu câu so sánh. Không dừng lại ở 2 đồ vật mình còn tăng thêm nhiều đồ vật khác nữa để con sắp xếp theo thứ tự tính chất tăng dần hoặc giảm dần.
Sau dần, trẻ sẽ có rõ sự hứng thú và rất thích khoe với mẹ mỗi khi nhận ra đồ vật này to lớn, cái kia nhỏ hơn, quyển sách này nặng, quyển sách kia nhẹ, đôi giày này cao, đôi dép kia thấp,… Giúp con có khả năng so sánh tốt.
8. Dạy con cách ước tính
Đây là một bài toán khá khó đối với trẻ, nhưng để kích thích khả năng phán đoán của con thì mẹ đừng ngần ngại hỏi trẻ: “Con có đoán được trong tay mẹ có bao nhiêu chiếc kẹo không?”hay “Đố con biết có bao nhiêu con búp bê trong tủ đồ trưng bày ở siêu thị?”. Ban đầu, bé có thể đưa ra những con số không tưởng, nhưng mẹ đừng cười bé mà hãy cùng trẻ khám phá ra con số thực và lặp lại câu hỏi này trong những hoàn cảnh tương tự để bé dần đưa ra những đáp án đúng nhất.
9. Dạy bé cách đo lường
Một “bài toán nâng cao” nữa cho các bé trong quá trình làm quen với toán mà mẹ đừng bỏ qua đó là hướng dẫn con làm quen với các cách thức đo lường với 1 cây thước kẻ hoặc một chiếc cốc có đánh dấu thể tích nước.
Mẹ cũng có thể ứng dụng với nhiều đồ vật khác trong nhà như cái bàn, con gấu bông. Mẹ nên cố gắng thường xuyên đưa ra những câu hỏi cho trẻ để trẻ tự khám phá nhưng những câu hỏi nên ở dạng một cách quen thuộc như con thử đo xem con teddy cao bao nhiêu? hay con nghĩ cái ghế này dài bao nhiêu nhỉ? Mẹ tránh tối đa việc làm trẻ cảm thấy gò bó, bị ép buộc.
Quý trường đăng ký
trải nghiệm