8 bí mật nuôi con khỏe mạnh mẹ nào cũng cần biết - KidsOnline
8 bí mật nuôi con khỏe mạnh mẹ nào cũng cần biết

Những đứa trẻ khoẻ mạnh thông minh là hạnh phúc của mỗi gia đình. Việc chăm sóc và nuôi dưỡng các bé là một công trình lớn lao, đòi hỏi các bậc cha mẹ phải có thời gian, vốn hiểu biết về dinh dưỡng và tâm lý trẻ em.

Dưới đây KidsOnline chia sẻ tới các một số bí quyết nuôi dạy bé thông minh và khỏe mạnh. Hãy cùng tham khảo nhé!

Những bí quyết đơn giản giúp bé yêu của bạn khỏe mạnh, ít ốm đau.

1. Bỏ một ít muối vào chậu/ bồn tắm của trẻ

Rất nhiều trẻ em bị thiếu hụt magiê, nguyên tố vô cùng cần thiết cho sự phát triển của con người. Nếu con bạn có chế độ ăn lành mạnh, bé có thể không cần bổ sung magiê. Tuy vậy, bỏ một ít muối biển vào bồn tắm của bé là một cách tuyệt vời để tăng thêm lượng magiê cho cơ thể trẻ, do nguyên tố này có thể được hấp thụ dễ dàng qua da. Đồng thời, hỗn hợp này cũng giúp bé thư giãn và ngủ ngon hơn.

2. Tắt đèn khi ngủ

Việc tiếp xúc với ánh sáng nhân tạo khi ngủ có thể gây ra ung thư và một loạt các vấn đề khác. Ánh sáng nhân tạo dừng hoàn toàn quá trình sản xuất melatonin tự nhiên và làm ngắt quãng chu kỳ giấc ngủ. Thời gian trong khi ngủ là rất quan trọng cho việc sửa chữa mô và tăng trưởng tế bào, vì thế nếu chu trình này bị đứt quãng, cơ thể sẽ phải chịu những hậu quả về lâu dài.

Trong thực tế, một đêm bị mất ngủ hoặc giấc ngủ bị gián đoạn đã được chứng minh sẽ khiến một người khỏe mạnh có mức insulin bằng với người trong giai đoạn tiền tháo đường. Mất ngủ hoặc ngủ không ngon giấc cũng gây trở ngại cho hoạt động của tuyến yên và chu kỳ leptin, làm chậm quá trình phát triển chiều cao của trẻ.

Ngoài việc tắt hết đèn trong phòng ngủ, bố mẹ cũng nên loại bỏ tất cả các thiết bị phát ra ánh sáng xanh hoặc đỏ (ví dụ như đồng hồ kỹ thuật số). Không nên cho trẻ xem tivi hoặc sử dụng máy tính vào buổi đêm để quá trình sản xuất hormon tự nhiên diễn ra bình thường.

3. Để trẻ nghịch bùn đất với chân trần

Trong khi phương pháp này nghe có thể kỳ lạ với các bậc cha mẹ thì đối với con trẻ nó lại hoàn toàn bình thường. Một số hợp chất tự nhiên trong đất có thể tăng mức độ serotonin – chất góp phần cải thiện chất lượng giấc ngủ. Không chỉ có vậy, nhờ tương tác với bùn đất, trẻ em được tiếp xúc với những vi khuẩn tự nhiên có tác dụng tăng cường hệ thống miễn dịch. Thậm chí, một số bằng chứng còn cho thấy việc chơi với bùn đất thường xuyên giúp trẻ không bị mắc các chứng dị ứng và hen suyễn.

kidsonline-8 bí mật nuôi con khỏe mạnh mẹ nào cũng cần biết1

Một số thông tin còn cho thấy việc chơi trong bùn đất, cỏ hoặc cát với chân trần còn làm giảm những tác động gây ra do việc ở trong nhà lâu và tiếp xúc với điện từ trường trong thời gian dài. Các electron tích điện âm từ đất có thể tạo cân bằng cho cơ thể và cũng cải thiện giấc ngủ.

4. Chơi dưới ánh nắng mặt trời

Chúng ta thường bảo vệ con khỏi ánh nắng mặt trời bằng cách bôi đầy kem chống nắng cho bé mà không biết rằng đang làm hại chính con. Sử dụng kem chống nắng ngăn cản khả năng sản xuất vitamin D tự nhiên của cơ thể, trong khi vitamin D rất quan trọng cho hàng trăm phản ứng trong cơ thể, bao gồm cả phòng ngừa ung thư. Hầu hết các loại kem chống nắng thông thường đều chứa những chất hóa học độc hại, có thể trở nên nguy hiểm hơn việc phơi nắng vừa phải.

Hơn tất cả, trẻ em là đối tượng cần được cung cấp đủ lượng vitamin D nhất để củng cố hoạt động của hệ miễn dịch, phát triển hormon thích hợp, tăng trưởng xương và cơ bắp. Kem chống nắng dù có chỉ số SPF thấp cũng ngăn cản khả năng sản xuất vitamin D tự nhiên của cơ thể và thường đưa vào cơ thể trẻ rất nhiều hóa chất có hại.Miễn là con bạn đang có chế độ ăn khỏe mạnh, có thể ngăn ngừa các chứng viêm nhiễm và cháy nắng, việc cho bé tiếp xúc với ánh nắng mặt trời là rất quan trọng. Nếu bé buộc phải tiếp xúc với nắng trong thời gian dài, hãy đội mũ và mặc quần áo chống nắng cho bé, hoặc sử dụng một loại kem chống nắng có nguồn gốc tự nhiên.

5. Cho con ăn chất béo

Chúng ta thường được khuyên nên hạn chế việc nạp các chất béo bão hòa vào cơ thể, thay vào đó nên sử dụng những chất béo có lợi cho sức khỏe như dầu thực vật. Đáng buồn thay, việc hạn chế chất béo bão hòa, đặc biệt là ở trẻ nhỏ, lại có hại hơn là có lợi, và trẻ con thực sự cần chúng để phát triển một cách toàn diện.

kidsonline-8 bí mật nuôi con khỏe mạnh mẹ nào cũng cần biết2

Những chất béo như dầu thực vật, bơ thực vật (margarine) trong quá trình sản xuất đã trải qua rất nhiều quy trình hóa học, chúng dễ bị oxy hóa dưới ánh nắng mặt trời, và chứa rất nhiều lượng chất bẽo không bão hòa đa mà cơ thể không thể xử lý hết và cũng không cần đến. Lượng chất béo này bao bọc các tế bào và là nguyên nhân gây ra các bệnh về tim mạch, mỡ máu, béo phì, v.v. Trong khi đó, những chất béo tự nhiên như bơ động vật, dầu dừa, mỡ động vật không trải qua quá trình hóa chất này, và chứa lượng chất béo bão hòa cần thiết cho cơ thể. Chúng giúp cân bằng lượng hormon, củng cố sự phát triển não và xương của trẻ.

6. Cân bằng các lợi khuẩn đường ruột

Khi chào đời, trẻ sơ sinh thừa hưởng những vi khuẩn đường ruột có lợi từ người mẹ khỏe mạnh. Tuy vậy, nếu người mẹ không có những lợi khuẩn lý tưởng, sử dụng thuốc kháng sinh khi còn nhỏ, hoặc có chế độ ăn nghèo nàn trong thời kỳ mang thai, trẻ sinh ra sẽ chịu một số bất lợi về tiêu hóa nói riêng và sức khỏe nói chung.

Vì vậy, việc bổ sung những chế phẩm chứa các lợi khuẩn là rất quan trọng cho trẻ. Một số thực phẩm tốt bao gồm sữa chua, thực phẩm lên men, nước hoa quả tự nhiên, v.v…

7. Hạn chế việc sử dụng các hóa chất có hại cho trẻ

Rất nhiều sản phẩm dùng cho trẻ, từ kem chống nắng, xịt chống côn trùng đến dầu gội, sữa tắm, kem đánh răng đều có chứa các chất hóa học độc hại. Bố mẹ có thể tránh tác hại của chúng đến trẻ bằng cách sử dụng các biện pháp thay thế có nguồn gốc tự nhiên.

8. Cho trẻ vận động một cách tự nhiên

Trẻ nhỏ có xu hướng thích đùa nghịch và vận động tự nhiên, tuy vậy, bố mẹ thường phá hủy niềm vui thích này với việc cho trẻ tham gia vào các hoạt động thể thao quy củ quá sớm. Hầu hết các bé đều thích chạy, đu xà, leo trèo, và thử thách bản thân bằng cách nhấc những vật nặng. Trẻ không thực sự cần các chế độ luyện tập để mô phỏng các động tác giúp các bé phát triển cơ bắp một cách tự nhiên. Tất cả những gì trẻ cần là cây cối, cột xà ngang, dây để trèo, và những vật nặng để chơi. Như thế, bé có thể vừa chơi vui vừa rèn luyện sức khỏe.

Tin tức liên quan
Hướng dẫn chăm sóc trẻ bị viêm da cơ địa
Chăm sóc da cho trẻ như thế nào? – Cải thiện triệu chứng bệnh: giảm ngứa, giảm viêm – Dưỡng ẩm cho da, tái tạo nước cho da – Bảo vệ da – Phòng và điều trị nhiễm trùng Kiểm soát ngứa cho trẻ Khi ngứa trẻ thường gãi làm cho bệnh trở nên nặng […]
Đọc thêm
Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết bệnh viêm da cơ địa ở trẻ
1. Bệnh viêm da cơ địa là gì? Bệnh viêm da cơ địa (VDCĐ) còn gọi là bệnh chàm thể tạng, eczema. Viêm da cơ địa là bệnh da phổ biến nhất, đặc biệt trong thời kỳ thơ ấu.Triệu chứng điển hình của bệnh là các thương tổn da khô kèm theo ngứa và hay […]
Đọc thêm
Đường – Sự nguy hiểm ngọt ngào
Sắp đến Tết rồi. Trẻ em là thích Tết nhất. Thích được mặc áo đẹp, được nghỉ học, đi chơi, được mừng tuổi. Và không thể không kể đến một sở thích khoái khẩu của bọn trẻ là cơ hội được ăn bánh kẹo thả ga. Đi đâu cũng được mời bánh kẹo. Có khi […]
Đọc thêm
Hai bài thuốc trị rối loạn tiêu hóa
Ngày Tết có thể sẽ là những ngày mà hệ tiêu hóa của bạn và các con phải ra sức làm việc. Thậm chí, chúng còn đứng trước nguy cơ bị rối loạn hoặc ngộ độc do các nguyên nhân: Ăn uống thất thường, có thể ăn quá nhiều, quá ít, không đúng bữa. Ăn […]
Đọc thêm
Các dấu hiệu cảnh báo suy giảm miễn dịch bẩm sinh hướng dẫn bởi Bệnh viện Nhi Trung ương
Suy giảm miễn dịch bẩm sinh là một bệnh khiếm khuyết về di truyền khiến cơ thể bệnh nhi không có khả năng chống lại tác nhân gây bệnh như virus, vi khuẩn. Suy giảm miễn dịch được chia thành 2 loại: dạng tiên phát bẩm sinh (do gen) và dạng thứ phát do mắc […]
Đọc thêm
Đừng “dán nhãn” con
“Con bé nhà em nhõng nhẽo và hay mít ướt lắm.” “Thằng cu nhà này thì “thần giữ của”. Đừng ai lấy được của nó thứ gì”. “Con đúng là ích kỉ. Hãy chia cho em chơi cùng với.” “Nào! Nào! Biết ngay mà. Con hậu đậu lắm í!” …. “Dán nhãn” cho con là […]
Đọc thêm
CẢNH BÁO KIỂU NGỒI CHỮ W
Không phải nhiều người trong số chúng ta nghe nói về kiểu ngồi này. Nhưng thực ra nó lại khá dễ gặp ở trẻ 3-6 tuổi thậm chí lớn hơn. Nếu bạn dành thời gian quan sát con bạn hoặc một nhóm trẻ ngồi chơi trên sàn, bạn cũng có thể bắt gặp kiểu ngồi […]
Đọc thêm

Quý trường đăng ký
trải nghiệm