Kỹ năng tự phục vụ mang lại nhiều lợi ích đặc biệt cho trẻ nhỏ, giúp hình thành một số thói quen tốt, thái độ sống tích cực với các vấn đề xung quanh, giúp trẻ tự nhận thức được giá trị cuộc sống, hiểu được rằng mọi thứ đều không có sẵn, cần có sự lao động của con người làm nên.
Bài liên quan:
Hiện nay tại các trường mầm non đều áp dụng các phương pháp giáo dục trẻ kỹ năng tự phục vụ, giúp trẻ phát triển bản thân tốt nhất. Tuy nhiên, do còn thiếu kinh nghiệm cũng như kỹ năng cần thiết, nên việc áp dụng còn chưa hoàn toàn đúng, hãy tham khảo những nguyên tắc sau để dạy trẻ phát triển kỹ năng này một cách tốt nhất nhé.
Chia sẻ 5 nguyên tắc khi rèn cho trẻ kỹ năng tự phục vụ:
– Tuyệt đối không hạ thấp khả năng của trẻ
Hạn chế nói những lời khiển trách có ý nghĩa tiêu cực về khả năng của trẻ, tránh phá vỡ những suy nghĩ tích cực về chính bản thân trẻ.
Tuy nhiên, bạn cũng không nên tạo cho trẻ thói quen kiêu ngạo.
– Không nên dọa nạt trẻ khi trẻ làm không đúng
Khi trẻ làm không theo ý muốn của người lớn, thay vì việc dọa nạt, quát mắng khiến trẻ sợ hãi, hãy khuyên bảo trẻ từ từ, cho trẻ nhận thức rằng làm như vậy là không đúng.
– Không bắt trẻ hứa hẹn
Vì sự hứa hẹn hoặc doạ nạt không có ý nghĩa đối với trẻ vì nếu trẻ cảm nhận được và cắn rứt vì không làm tròn lời hứa thì ở trẻ sẽ phát triển cảm giác hối lỗi.
Đôi khi trẻ hứa hẹn một điều gì đó chỉ bởi lý do chúng muốn được yên thân, thay vì bị chỉ trích, thậm chí nhiều trường hợp cha mẹ kèm cặp thúc ép con khiến chúng cảm thấy không thoải mái và nghĩ rằng bạn đang áp đặt chúng.
– Không quá bao bọc bảo vệ trẻ một cách thái quá
Trẻ sẽ dần trở nên yếu đuối nếu bạn đặt trẻ trong một môi trường học tập vui chơi dưới sự “bao bọc” thái quá.
Bố mẹ thường không đánh giá đúng khả năng của con mình, nghĩ rằng chúng còn quá nhỏ để làm một việc gì đó. Điều này vô tình khiến trẻ có suy nghĩ rằng chúng không tự mình làm được. Do đó, đừng bao giờ làm những gì mà con mình có thể tự làm được.
– Không nên yêu cầu trẻ làm theo ý mình ngay tức thì
Việc yêu cầu trẻ làm một việc gì đó ngay lập tức trong khi trẻ cảm thấy không thoải mái sẽ khiến trẻ không phát triển được tính tự lập của mình.
Đặc biệt với những công việc không phù hợp với lứa tuổi của trẻ, những điều mà trẻ chưa có khả năng thực hiện hoặc các yêu cầu không mang tính thống nhất rõ ràng trong việc cho phép và cấm đoán sẽ vô tình làm ảnh hướng không tốt đến khả năng nhận thức của trẻ.
Để rèn luyện cho trẻ kỹ năng tự phục vụ bản thân tốt, bố mẹ và giáo viên hướng dẫn cần thường xuyên khuyến khích, động viên, tạo dựng suy nghĩ tích cực cho trẻ, tránh để trẻ mất đi thói quen tự phục vụ đó.
Tạo cho trẻ nhận thức rằng người lớn không làm hộ trẻ bởi họ để cho trẻ cơ hội được trưởng thành, trẻ tự cảm nhận được năng lực của mình và hình thành suy nghĩ “con có thể tự làm được điều đó”. Hãy tuân thủ những nguyên tắc trên trong rèn luyện kỹ năng tự phục vụ để giúp trẻ phát triển kỹ năng sống – kỹ năng tự phục vụ một cách tốt nhất nhé.
Tham khảo thêm:
Quý trường đăng ký
trải nghiệm