26 chữ cái có thực sự làm mất đi trí tưởng tượng của con? - KidsOnline
26 chữ cái có thực sự làm mất đi trí tưởng tượng của con?

Dạo này câu chuyện về 1 bà mẹ Mỹ kiện trường học vì dạy chữ sớm cho con hay được kể để cha mẹ suy nghĩ về việc ảnh hưởng của dạy chữ sớm đến trí tưởng tượng của con. Mình biết câu chuyện này từ đợt đọc “Con nghĩ đi, Mẹ không biết” của chị Thu Hà. Câu chuyện đã làm mình hơi lo lắng và suy nghĩ rất nhiều vì Kapi nhớ hết bảng chữ cái từ hồi 12 tháng và biết đọc từ hồi 3,5 tuổi. Liệu điều đó có ảnh hưởng đến trí tưởng tượng của con không? Mình tìm câu trả lời từ lúc đó đến giờ.

Đầu tiên mình quan sát lại Kapi, đúng là Kapi rất hay tưởng tượng ra chữ vào số. Chẳng hạn con xếp đường ray xe hỏa thành hình số 1, con nhìn quả trứng và bảo nó thật giống chữ O.

Nhưng nếu được làm lại, mình vẫn sẽ giới thiệu chữ và số với con sớm, vì mình thấy điều đó thật sự tuyệt vời và chẳng ảnh hưởng gì đến trí tưởng tượng của con cả.

kidsonline-kids-with-letters

Hãy nhớ câu chuyện của bà mẹ  kiện trường học kia là ở năm 1968, nghĩ lại xem thế giới năm 1968 có gì và chưa có gì? Đã bao nhiêu năm trôi qua? Bao nhiêu chân lý đã được thay đổi và cần cập nhật?

Mình nghĩ quan trọng không phải là dạy con cái gì, mà là GIỚI THIỆU ĐIỀU ĐÓ VỚI CON NHƯ THẾ NÀO? Quan điểm và cách nhìn nhận của bạn đối với việc đó như thế nào?

Câu chuyện 26 chữ cái của Kapi chỉ đơn giản là hồi Kapi nhỏ lắm, vài tháng thôi, mình đi hiệu sách thấy có bảng chữ cái rất đẹp. Chữ dập nổi, to, in hình các con vật. Chữ A in con cá sấu (Aligator), chữ S in hình con rắn (Snake), con vừa nhìn được chữ, vừa nhìn con vật, lại còn sờ được hình nổi nữa. Kapi thích lắm, hồi nhỏ cứ khóc, rồi mẹ bế ra cho xem bảng chữ đó, đọc mấy từ tiếng Anh là nín liền. Kapi nói được bập bẹ từ hồi 11 tháng và đến 12 tháng thì nhớ và nói được hết bảng chữ đó luôn.

Cho đến giờ mình chưa thấy điều đó ảnh hưởng gì đến trí tưởng tượng của con cả. Mình vẫn nhớ hôm sinh nhật Kapi 1 tuổi, con lần đầu được đi chơi xa đi Ba Vì. Đêm đó trời trong, trăng sáng đẹp lắm, mình chỉ trăng cho Kapi, đọc cho con bài “Em đi trăng theo bước, như muốn cùng đi chơi”. Kapi thì nhìn trăng bảo “cái đèn”. Mình về nhà mới để ý thấy có cái đèn bàn hình tròn như thế thật.

Còn đến giờ, khi Kapi hay tưởng tượng ra chữ với số, chẳng hạn con bảo giống chữ O, thì mẹ sẽ hỏi con “Thế còn giống cái gì nữa con?” – Quả trứng, “Còn gì nữa không con?” – Quả bóng… Do mình mà, nếu mình chỉ dừng lại ở chữ O, thì con chỉ dừng lại ở chữ O thôi. Còn nếu mình kiên trì hỏi tiếp, thì con sẽ nghĩ được đến những thứ khác nữa.

Mình nghĩ không phải 26 chữ cái giới hạn sự tưởng tượng của con, mà chính là cách nhìn nhận của cha mẹ với 26 chữ cái mới giới hạn trí tưởng tượng của con.

Mình cực kỳ thích một câu nói của Einstein: “Logic chỉ đưa bạn đi từ A đến B còn trí tưởng tượng sẽ đưa bạn đi bất kỳ đâu”. Nên mình cũng tìm hiểu về điều gì sẽ khuyến khích và phát huy trí tưởng tượng cho con?

Điều đầu tiên giúp phát triển trí tưởng tượng của con chính là nhờ cách người mẹ khởi gợi trí tưởng tượng cho con. Nhà văn tiêu biểu nhất của nền văn học cổ điển Đức – Goethe (giờ có Viện Goethe to đùng ở Nguyễn Thái Học ý), được mẹ bồi dưỡng cho trí tưởng tượng từ nhỏ bằng cách kể chuyện. Để tạo cho Goethe thói quen động não suy nghĩ, mẹ ông không bao giờ kể hết câu chuyện mà luôn cố tình dừng lại ở những chỗ Quan trọng và hỏi con “Theo con thì sau đó sẽ như thế nào?”. Có lúc Goethe còn nặn tượng các nhân vật và diễn lại theo ý mình. Trí tưởng tượng và khả năng ngôn ngữ phong phú của ông được bồi dưỡng từ đó.

Với Kapi, từ hồi Kapi chưa biết nói, mình đã chia sẻ với con rất nhiều về tưởng tượng của mình. Nhìn 2 mẹ con con chó, mình bảo, Kapi ơi, giống 2 mẹ con mình chơi với nhau nhỉ. Mình nhìn những điều xung quanh, thiên nhiên, cây cối, thấy cái gì đẹp cũng suy tưởng và chỉ cho Kapi xem. Tưởng tượng cũng là liên tưởng. Để liên tưởng được thì cuộc sống của con phải thật sự phong phú. Có lần 2 mẹ con đi thang máy, chú thợ sửa máy nói “Trẻ con thành phố sướng thật, biết cái thang máy chứ trẻ con nông thôn có biết cái thang máy là gì đâu”. Đầu tiên mình cũng thấy tội nghiệp, nhưng sau đó mình thấy đều là do cách nhìn nhận của cha mẹ thôi. Trẻ con nông thôn không thấy thang máy, nhưng thấy lúa, thấy trâu, thấy khói đốt rơm rạ những điều đó cũng là chất liệu tuyệt vời cho tưởng tượng và sáng tạo. Trẻ con thành phố thấy thang máy nhưng ít được thấy thiên nhiên.

 

Mother and daughter indoors playing and smiling

Newton thấy quả táo rơi, và đó là khởi nguồn của định luật Vạn vật Hấp dẫn, Henry Ford nhìn chiếc xe ô tô sang chảnh của giới nhà giàu khoe của và muốn phát minh ra chiếc xe mà bất kỳ gia đình người Mỹ nào cũng có thể sở hữu – chiếc Model T huyền thoại, đam mê kỹ thuật và công nghệ của Steve Jobs bắt đầu từ việc người cha nuôi của mình sửa chữa những chiếc xe cũ, và dành rất nhiều thời gian dạy ông cách tháo lắp kỹ thuật. Trí tưởng tượng bắt nguồn từ những điều cực kỳ giản dị của cuộc sống, những con người vĩ đại vốn cũng đều xuất thân bình thường, thậm chí là tầm thường như ở trong một chiếc garage.

Sách vở và chữ cũng là chất liệu tuyệt vời cho trí tưởng tượng và sáng tạo. Mình đọc truyện và chỉ tranh cho Kapi từ hồi con 2 tháng ấy. Thật ra chữ viết ở khắp nơi mà, bảng hiệu, bìa sách, bảng tên, nhiều lắm, mình hay để ý nên cũng hay chỉ cho Kapi. Cứ chữ nào to thì chỉ, đúng nghĩa đại học chữ to luôn ^.^ điều đó gieo mầm hứng thú và tò mò của Kapi với chữ và số. Tối nào trước khi đi ngủ 2 mẹ con mình cũng đọc sách, truyện. Có những hôm mình mệt quá rồi, không muốn đọc sách cho con nghe nữa, bảo Kapi: “con tự đọc đi Kapi, mẹ mệt không mở được mắt ra nữa rồi.” Hồi Kapi chưa biết đọc thì sẽ kéo mắt mẹ lên, kêu mẹ đọc cho. Giờ Kapi tự đọc được rồi thì ngồi tự đọc. Cũng phong phú như cuộc sống, mình chọn sách cho Kapi cũng đủ các chủ đề. Hồi con nhỏ thì mình chọn, đầu tiên từ những chủ đề con thích như ô tô, máy bay, rộng ra đến phương tiện giao thông, công trường xây dựng, các con vật, động vật dưới biển, rồi đến vũ trụ và các hành tinh, rồi  bản đồ và con người các châu lục, rồi thói quen để trẻ trưởng thành. Đại khái trên có thiên văn dưới có địa sử, ở giữa là con người. Lúc Kapi lớn thì tự chọn sách, có đợt thích “nghiên cứu” về các hành tinh, thì suốt ngày đọc quyển Vũ trụ của National Geographic, đến mức ị xong nhìn sản phẩm còn bảo giống các hành tinh và tiểu hành tinh.

Mình nghĩ sách vở không bao giờ là thừa hay quá sớm cả. Bạn biết Thomas Edison chứ, nhà phát minh vĩ đại người Mỹ với hơn 2000 phát minh và sáng chế, cả đời ông chỉ đi học có 3 tháng thôi, còn lại đều do mẹ ông dạy. Mẹ ông là giáo viên làng và có tới 7 người con nhé. Vậy mà Edison năm 8 tuổi đã đọc hết các tác phẩm của Shakespeare, 9 tuổi đã đọc Triết học tự nhiên và Triết học thực nghiệm. Ông cũng từng nói “người tạo nên tôi chính là MẸ tôi”. Nên các mẹ ạ, sức mạnh thay đổi thế giới, tạo ra những con người vĩ đại, đang nằm trong tay các bạn đấy.

Mình thấy từ hồi Kapi có thể tự đọc đến giờ, khoảng 1 năm nay, con hiểu biết hơn rất nhiều, sáng tạo được nhiều thứ và cực kỳ thích đọc. Vì con có thể tự đọc nên sẽ tự tìm hiểu được, nhiều cái mình cũng không biết luôn, phải hỏi Kapi ấy.

Chẳng hạn về năng lượng, có câu chuyện 2 làng robot, 1 bên dùng năng lượng bằng dầu hút từ lòng đất, còn 1 bên dùng năng lượng tự nhiên như gió, nước mặt trời. 1 ngày dầu hết, cạn năng lượng, robot bên làng dùng dầu phải sang cầu cứu bên làng dùng năng lượng tự nhiên… Kapi thích chuyện đó lắm, giờ toàn ngồi chế tạo ô tô với máy bay chạy bằng năng lượng mặt trời, vẽ tranh ô tô năng lượng mặt trời, đọc sách về năng lượng mặt trời. Xong mình hỏi, thế năng lượng mặt trời thì chạy được bao lâu hả con? Thế lúc không có mặt trời thì phải làm sao? Thế hết năng lượng con làm thế nào? …. Mình không cần câu trả lời đó chuẩn xác, cái mình cần là con suy nghĩ về vấn đề, khơi dậy con tiếp tục sáng tạo và tưởng tượng. Trẻ con là tương lai. Tương lai con phải đối mặt với điều gì thì chuẩn bị cho con khả năng để giải quyết vấn đề đó trước đi, giờ các vấn đề cơ bản như ăn, mặc được giải quyết rồi, con có thể mơ mộng đến những điều to lớn hơn như năng lượng, nước sạch, bảo tồn thiên nhiên…

Tất cả mình chỉ nương theo sở thích của con, chứ chưa từng ép con điều gì. Như đợt khác, Kapi thích tìm hiểu về các loài cá. Mình mua quyển Động vật dưới biển để 2 mẹ con cùng tìm hiểu, giờ con cá gì to nhất, con nào bơi khỏe nhất, con nào cá mà bay được…Kapi rành lắm. Hay có thể mua bể cá về nuôi, rồi cùng tạo một sinh cảnh tưởng tượng (thì lúc tắm, có nước, có đồ chơi cá, rồi tưởng tượng ra rong biển, biển, … là có 1 sinh cảnh biển rồi), vẽ tranh về biển, xem ảnh về biển, đi xem thủy cung ở Times City… Mình nương theo con, tìm hiểu cùng con, tạo môi trường cho con phát huy trí tưởng tượng và sáng tạo của con. Tất cả mọi thứ đều bắt nguồn từ cuộc sống của con và sở thích của con.

J.K.Jowling, tác giả bộ truyện Harry Porter cũng nói “Chúng ta đâu cần phép thuật để thay đổi thế giới, chúng ta có đủ sức mạnh rồi: Sức mạnh tưởng tượng những điều tốt đẹp hơn”. Hãy giúp con phát huy trí tưởng tượng, giúp con tin rằng con sẽ tạo ra những điều tuyệt vời, làm thay đổi thế giới từ những điều nhỏ nhặt và giản dị nhất của cuộc sống quanh con các bạn nhé!

Ms. Hoàng Anh_ Chuyên gia tâm lý-giáo dục trẻ em

 

Tin tức liên quan
KidsOnline gửi tặng sách tô màu AR mang lại niềm vui và sự sáng tạo cho các bài học STEM mầm non
Bộ phận chuyên môn phát triển chương trình giảng dạy KidsEdu đã cho ra mắt cuốn sách tô màu hỗ trợ AR này cho học sinh mầm non ở mọi nơi trên thế giới sử dụng. Chỉ với một thiết bị thông minh (điện thoại thông minh hoặc máy tính bảng) mà không cần tải xuống […]
Đọc thêm
KidsOnline gửi tặng AR coloring book với chủ đề Giáng Sinh từ Chương trình KidsEdu STEM
Bộ phận chuyên môn phát triển chương trình giảng dạy KidsEdu đã cho ra mắt cuốn sách tô màu với chủ đề Giáng Sinh kết hợp với công nghệ AR gửi tặng Quý Thầy Cô giáo, Quý Phụ huynh nhân dịp Giáng Sinh 2023. Giáo viên, phụ huynh và trẻ có thể sử dụng công […]
Đọc thêm
Hội thảo Khoa học chuyển đổi số trong giáo dục mầm non đã diễn ra thành công tốt đẹp
Ngày 2/12/2022 vừa qua tại Trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương đã diễn ra Hội thảo khoa học “Chuyển đổi số trong giáo dục mầm non”. Hội thảo với mục đích bàn về chuyển đổi số trong giáo dục, đặc biệt là chuyển đổi số trong giáo dục mầm non.  Đại diện Công ty […]
Đọc thêm
VIET.E – Phần mềm đào tạo ngoại ngữ theo chương trình giáo dục Việt Nam trên Smart Phone và các thiết bị thông minh khác
“Thời còn đi học, môn học chúng tôi sợ nhất là ngoại ngữ, học phát âm chủ yếu là truyền khẩu, phát âm sai nên đọc lại cũng sai theo và không có giao tiếp nên nghe cũng rất kém. Vì vậy mà trong tôi luôn đau đáu câu hỏi: Làm thế nào để đơn […]
Đọc thêm
SIÊU QUÀ THÁNG 7 – KIDSONLINE TẶNG 1000 CAMERA AI CHO TRƯỜNG MẦM NON: TỰ ĐỘNG ĐIỂM DANH –
NHANH CHÓNG – CHÍNH XÁC – AN TOÀN
Tháng 7 này, khi đăng ký sử dụng giải pháp quản lý trường mầm non toàn diện của KidsOnline, mỗi nhà trường sẽ được nhận ngay 1 camera thông minh AI hoàn toàn miễn phí. Các trường điểm danh học sinh bằng Camera AI có rất nhiều lợi ích như sau: ✅ Đảm bảo an […]
Đọc thêm
GIA HẠN THỜI GIAN THỬ THÁCH
“MAI NÀY CON KỂ BA NGHE”
Tính đến thời điểm hiện tại đã có hàng trăm phụ huynh của KidsOnline tham gia group chương trình và đăng tải những hình ảnh thú vị của gia đình mình khi thực hiện Thử thách “Mai này con kể ba nghe”. Với mong muốn lan tỏa mạnh mẽ hơn nữa thông điệp tốt đẹp […]
Đọc thêm
PHÁT ĐỘNG THỬ THÁCH “MAI NÀY CON KỂ BA NGHE”
Tháng 6 này, KidsOnline phối hợp cùng Umbalena tổ chức Thử thách “Mai này con kể ba nghe”. Đây là một hoạt động ý nghĩa giúp ba mẹ giành nhiều thời gian cho con hơn trong những ngày chiến đấu với dịch bệnh. – Ba ơi đừng đi công tác, ba ở nhà với con. […]
Đọc thêm

Quý trường đăng ký
trải nghiệm