Tại các trường mầm non, hoạt động tạo hình đóng vai trò như một bộ môn chính thức đóng vai trò quan trọng trong chương trình giáo dục. Hãy cùng Kidsonline đi tìm hiểu về biện pháp thực hiện trong sáng kiến kinh nghiệm mầm non cho trẻ làm quen với hoạt động tạo hình nhé.
Đổi mới giáo dục là quá trình cần được thực hiện liên tục, bền vững và hiệu quả, việc sáng tạo luôn luôn được đề cao.
Hoạt động tạo hình là hoạt động tạo ra những sản phẩm đặc trưng cho trẻ mầm non, gồm bốn dạng hoạt động phổ biến: Vẽ, Nặn, Cắt – xé – dán – lắp ghép xây dựng.
Biện pháp thực hiện sáng kiến kinh nghiệm mầm non
Biện pháp 1: Thiết lập môi trường tự làm đồ chơi cho trẻ trong các giờ hoạt động tạo hình trên lớp của trẻ
Mục tiêu:
-Xây dựng môi trường giáo dục tự nhiên, trẻ tích cực tham gia
-Trẻ hào hứng, chủ động, tự do sáng tạo trong các bài học tạo hình
– Giáo viên thường xuyên trau dồi kinh nghiệm và sự sáng tạo của mình để làm đồ chơi từ những nguyên liệu sẵn có, tái chế để phục vụ hoạt động tạo hình
– Sưu tầm những sản phẩm sáng tạo trên Thế giới, từ những trường quốc tế, trường năng khiếu trong nước và đặc biệt là những sản phẩm do chính tay các học sinh khóa trước làm để đem ra giới thiệu cho trẻ.
– Chuẩn bị đầy đủ các loại giáo cụ, vật liệu đa dạng phục vụ cho hoạt động tạo hình của trẻ.
Hướng dẫn cách thực hiện:
Chọn và dành riêng một khoảng không gian trong lớp học để phục vụ hoạt động tạo hình, đảm bảo diện tích phù hợp, vị trí không ảnh hưởng đến hoạt động trong giờ học khác của trẻ.
Đảm bảo các dụng cụ, đồ dùng, vật liệu khoa học, đa dạng và phong phú, những đồ dùng phục vụ trẻ được đặt ở đúng tầm với giúp trẻ dễ lấy, dễ cất lại vào đúng vị trí.
Ví dụ thực hành cụ thể giành cho các cô: Trong một giờ học thực hành với chủ đề giao thông, cô sẽ để trống một góc bảng để các bé có thể gắn những sản phẩm của mình lên đó, mục đích giúp trẻ có hứng thú và động hơn trong môn học tạo hình.
Cô giáo hãy đặt tên cho góc tạo hình với tên gọi vừa thân thiện vừa cộng nhận khả năng của trẻ như: “Họa sĩ tí hon”, các bé sẽ có thích thú hơn rất nhiều.
Biện pháp 2: Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động tạo hình
Cách thức thực hiện:
Giáo viên cho bé làm quen với công nghệ thông tin bằng việc áp dụng vào trong từng tiết học, qua những hình ảnh kèm theo màu sắc, âm thanh, hình ảnh với các hiệu ứng dễ thương, thú vị tạo hứng thú học tập cho bé.
Cô giáo hãy cho bé học bằng cách chương trình của giáo án điện tử do mình biên soạn.
Để minh họa cho biện pháp này, chúng tôi xin đưa ra một số ví dụ minh họa cụ thể:
Ví dụ minh họa: Trong tiết học hoạt động tạo hình qua bài “Vẽ các loài hoa” , cô sẽ trình chiếu cho bé xem về hình ảnh của các mẫu hoa do các trẻ lớp trên vẽ. Sau đó cho bé hình dung và sáng tạo lại thành những sản phẩm riêng biệt của riêng mình.
Biện pháp 3: Trẻ làm quen với hoạt động tạo hình trên lớp học
Cô cho bé tham gia các tiết học thảo luận về các bức tranh, những hình ảnh mẫu giúp trẻ phát triển tư duy bằng việc phải thường xuyên tìm tòi, suy nghĩ, từ đó tạo sự chú ý, thu hút trẻ vào các hoạt động tạo hình, sau đến hoạt động xã hội, cộng đồng.
Ví dụ: Trong giờ dạy trẻ “Vẽ hoa mùa xuân” cô giáo sẽ đảm nhiệm đóng vai làm chị gió xuân để đưa các bé vào vườn hoa xuân.
Cô sẽ nói: “Chị gió xuân xin chào các bé! Hôm nay các con thấy thời tiết như thế nào? Thời tiết hôm nay thật mát mẻ chị gió xuân muốn cùng các bé đi dạo chơi nào chúng ta hãy cùng chị lên đường thôi.
Vừa nói Cô sẽ vừa đưa các bé đi quan sát mẫu vẽ.
Hãy lựa chọn nhạc nền nhẹ nhàng phù hợp khi thực hiện hoạt động này.
Biện pháp 4: Cho bé làm quen với hoạt động tạo hình mọi lúc mọi nơi, ngay cả khi ở nhà
Mục tiêu mà biện pháp này chính là giúp trẻ phát huy tối đa tính sáng tạo của bản thân, thể hiện được tài năng và sự sáng tạo của mình trong những sản phẩm từ hoạt động tạo hình.
Cách thức thực hiện:
Điều kiện cơ sở vật chất ở mỗi trường là khác nhau, do đó, cô có thể căn cứ vào đó để tạo cho trẻ những sân chơi với các hình thức tổ chức phù hợp.
Đối với giờ hoạt động ngoài trời, có thể ngay tại trên sân trường, cô có thể cho trẻ nhặt lá cây khô, đặc biệt cô giáo nên chuẩn bị thêm một số nguyên vật liệu sẵn có khuyến khích trẻ tạo ra các hình thù khác nhau từ lá khô, sỏi, đá, lá vàng, hột hạt….
Ví dụ: Nhặt những cành cây khô để tạo hình xếp những hình đơn giản dễ xếp như ngôi nhà . Hoặc nhặt lá bàng để tạo thành hình con trâu…
Hoạt động tạo hình là một dạng hoạt động nghệ thuật nhằm giúp trẻ nhận biết và phản ánh thế giới xung quanh thông qua những hình tượng nghệ thuật nhưng chỉ dừng lại ở mức độ nhằm thỏa mãn nhu cầu, ý thích và phù hợp với khả năng của trẻ.
Trên đây là một số biện pháp trong sáng kiến kinh nghiệm mầm non về hoạt động tạo hình cho bé từ 5-6 tuổi. Thầy cô tham khảo để giúp bài giảng của mình phong phú và hiệu quả hơn nhé.
Quý trường đăng ký
trải nghiệm