Chắc hẳn các mẹ của Kidsonline đã quá quen thuộc với trò chơi “ú òa” cùng với con mình rồi phải không nào. Tuy nhiên, không phải mẹ nào cùng biết trò chơi cho trẻ tưởng chừng đơn giản này lại đem lại rất nhiều lợi ích cho sự phát triển trí não cho trẻ đó.
Trò chơi “ú òa” này không chỉ mang lại những tiếng cười giòn tan của con mình, mà còn kích thích các chức năng não bộ của con hoạt động mạnh mẽ hơn.
Bài liên quan:
Hướng dẫn các mẹ cách chơi “ú òa” với trẻ sơ sinh:
Hầu như bố mẹ nào cũng biết cách chơi trò chơi này, hướng dẫn này Kidsonline xin gửi đến những mẹ nào chưa biết làm sao chơi trò “ú òa” cho con thích thì hãy làm theo hướng dẫn sau nhé.
+ Đối với trẻ sơ sinh 0-3 tháng:
Bước 1: Cho hai tay của mẹ nắm lấy hai chân bé
Bước 2: Cầm úp mặt sau bàn chân của bé
Bước 3: Úp mở đôi bàn chân của bé ra vào để lộ mặt mẹ cho bé nhìn thấy và theo nhịp hô “ú òa”.
+ Đối với bé từ 3-6 tháng
B1: Lấy hai tay tự che mặt mẹ
B2: Theo dõi phản ứng của bé
B3: Mở đôi bàn tay ra một cách bất ngờ và hô “ú òa”.
+ Đối với bé từ 6 tháng trở đi:
B1: Hướng dẫn bé úp mặt vào hai bàn tay của bé
B2: Mẹ cũng úp mặt mình vào hai tay của mẹ
B3: Sau đó cùng bé hô “ú òa” xem hai mẹ con ai là người bị lộ mặt trước nhé!
Trò chơi này vô cùng đơn giản nhưng lại đem về cho bé những lợi ích vô cùng to lớn. Giúp con phát triển trí não và chóng lớn.
Theo tiến sõ Caspar Addyman – nhà nghiên cứu học tại trường Đại học Birbeck, London cho rằng: Trò chơi “ú òa” đem đến cảm giác hạnh phúc cho bé hơn khi được chơi cùng mẹ, đặc biệt nó còn giúp não bộ vận hành linh hoạt hơn.
Minh chứng rõ nhất chính là nụ cười của bé, đó là cách bé thể hiện cho bố mẹ thấy niềm vui, niềm hạnh phúc mà bé đang nhận được.
Khi trẻ sơ sinh được 2-4 tháng, bé đã có những biểu hiện phản xạ nhanh chóng trước những trò chơi cùng bố mẹ như nhoẻn miệng cười và trả lời bằng những âm nhanh không rõ nghĩa.
Khi đến độ tuổi 6-8 tháng, bố mẹ cần cho trẻ tiếp tục chơi trò “ú òa” này, tuy nhiên mức độ sẽ phức tạp hơn, sẽ không chỉ ú òa sau đôi bàn tay mà còn có thể sau một vật chắn chắn nào đó như quyển sách, chiếc gối hoặc bức tường. Tuy nhiên, lúc này sẽ kích thích não bộ của bé dự đoán được tiếp những gì xảy ra sau đó, nhờ đó trẻ có cơ hội làm những bài tập để não bộ phản ứng nhanh nhạy lại với những kích thích từ bên ngoài.
Như vậy, chắc chắn não bộ của bé sẽ phát triển tốt hơn nhờ trò chơi rất đơn giản này rồi!
Bố mẹ của Kidsonline nào muốn con mình sau này thông minh hơn thì từ hôm nay hãy cùng con chơi trò “ú òa” nhiều hơn nhé!
Quý trường đăng ký
trải nghiệm