Nỗi ám ảnh kinh hoàng của bà mẹ trẻ khi cho con đi học mầm non - KidsOnline
Nỗi ám ảnh kinh hoàng của bà mẹ trẻ khi cho con đi học mầm non

Con cái bao giờ cũng là hạnh phúc, là ước mơ, là kì vọng của những bậc làm cha làm mẹ. Không có niềm hạnh phúc nào lớn bằng niềm hạnh phúc khi thấy con mình khỏe mạnh, thông minh và lớn lên từng ngày… Gửi gắm con đến trường mầm non với bao hi vọng tốt đẹp, nhưng những trường mầm non đó có đáp ứng được những mong đợi của bố mẹ? Hãy cùng Kidsonline lắng nghe chia sẻ đầy ám ảnh của một bà mẹ khi gửi con đi học mầm non nhé.

Đây là chia sẻ của chị Lê Thương gửi cho con gái tên An nhi, được đăng tải lên trang cá nhân hơn hai năm trước, tuy nhiên cứ vào đợt hè – thời điểm bố mẹ chọn trường cho con thì lại được chia sẻ rần rần trên mạng xã hội để các phụ huynh có kinh nghiệm chọn trường cho con mình.
Mỗi thời mỗi khác, trường mầm non đã ngày càng cải tiến cả về chất lượng đội ngũ giáo viên trình độ, có tâm với nghề và hệ thống cơ sở vật chất hiện đại, do đó hãy khoan việc lấy tâm sự của bà mẹ này làm kinh nghiệm và “vơ đũa cả nắm” các trường mầm non, mà thay vào đó, cảm nhận tình yêu thương của người mẹ này dành cho con mình to lớn như thế nào nhé.

Luôn mong muốn cho con được vào một môi trường tốt để phát triển toàn diện, nên chị Lê Phương đã nỗ lực xin cho con vào học một trường “mầm non chuẩn quốc gia”. Tuy nhiên, chỉ sau hai ngày cho con đi học, chị phải chuyển trường ngay lập tức.

– Ngày nhập học: Linh cảm chẳng lành của người mẹ trẻ về cách đào tạo trẻ ở trường

Hôm đó là vào thứ hai, mẹ đi một mình đến trường nộp hồ cơ cho con, cô hiệu trưởng ngay lập tức vui vẻ làm thủ tục nhập học cho con, cô nói chuyện chia sẻ cởi mở, gần gũi khiến mẹ rất ấn tượng. Cô nói trường đạt chuẩn, cô xếp con vào lớp tốt nhất với ba cô giáo dạy và chăm sóc bé. Mẹ vui lắm, mẹ không quên nhắn nhủ đôi lời gửi gắm đến các cô, mong các cô tạo điều kiện cho con, chú ý chăm sóc con vì con mới đi học, còn nhiều bỡ ngỡ.
Sau đó, cô hiệu trưởng bảo mẹ mang hồ sơ nhập học cho con sang phòng hành chính, rồi sẽ dẫn mẹ trực tiếp đến lớp mà con được xếp vào để gặp cô giáo phụ trách.

Nhưng những gì mẹ thấy tiếp theo lại khiến mẹ có linh cảm chẳng lành.

Mẹ đi cùng cô nhanh qua hai lớp, đi qua lớp đầu tiên mẹ thấy tất cả các bạn đang ngồi yên lặng bên dưới, một cô giáo trẻ mặt mũi lạnh te, tay cầm cái que dài khoảng 60 cm, chỉ vào từng bộ phận của chiếc xe đạp, giọng lạnh lùng: Đây là cái… đây là cái…
Một chút gì đó chợt gợn qua tâm trí mẹ.

Mẹ bước tiếp tới lớp mà con được xếp học, đứng từ cửa lớp, mẹ thấy giữa phòng là một bạn gái đang đứng, miệng thì khóc, tay thì quệt mắt, một cô giáo tay đập bôm bốp liên tiếp vào đầu gối bạn ý và quát: “Cô đã nói bao nhiêu lần rồi? Đã bảo bao nhiêu lần rồi?”.
Các bạn xung quanh thì ngồi ngay ngắn trên ghế ăn không dám ho he tiếng gì.
Thấy cô làm vậy, mẹ liền hô to: “Làm ơn cho cháu gặp cô giáo”. Nghe thấy tiếng phụ huynh lạ, cô giáo bắt đầu lảng ra và sau đó mẹ không nghe thấy tiếng khóc của bạn ý nữa.

Ngày đầu tiên cho con đi học: Con khóc nhiều và cô bịt mồm con bằng khăn

Hôm trước đi nhập học mẹ đã cảm thấy bất an. Trong đầu mẹ luẩn quẩn những suy nghĩ đối với những em bé hơn hai tuổi, việc phải học các bộ phận của chiếc xe đạp quan trọng tới mức độ nào mà cô giáo phải “dạy” các bé theo một cách nghiêm trọng thế? Đó đâu phải dễ đối với một đứa trẻ. Nhưng cô giáo đã làm gì mà khiến các trẻ đều im lặng tuyệt đối không ngọ nguậy trong lớp học nhưng vẻ mặt thì không mấy chút thích thú và có chút gì đó rụt rè và lo sợ?
Và hình ảnh em bé trong giờ ăn bị đánh mắng vì sao, ở nhà mẹ chăm có khi còn không chịu ăn, đó chỉ là điều bình thường, em bé đó đã làm gì, đã không ăn, lấy đồ ăn của bạn hay nghịch thức ăn mà khiến cô phải quát mắng gay gắt như vậy?
Cứ thế, mẹ trằn trọc không ngủ được cho tới tận sáng.

Sáng hôm sau, mẹ gọi con dậy sớm, hôm nay là ngày đầu tiên con đi học, con không thể đến muộn được. Con vui vẻ háo hức dậy ngay, không mếu máo như những lần bị giục dậy khác.

Mẹ cho con ăn rồi đưa con tới trường, tới gần trường đã nghe tiếng nhạc bật rộn ràng. Tư sân trước các anh chị lớp lớn đang tập thể dục, con cũng vui vẻ nhún nhẩy theo, mẹ phải dắt con đi nhanh không muộn giờ vào lớp.

Hôm nay, một cô giáo khác đón con, không phải là hai cô giáo mà mẹ gặp hôm qua.
Mẹ chào hỏi, giới thiệu với cô rằng con nhập học hôm nay và con chưa đi học bao giờ nên còn nhiều bỡ ngỡ nhờ các cô giúp đỡ. Mẹ dúi vào tay cô một bao lì xì màu đỏ. Ban đầu cô từ chối khéo nhưng nghe mẹ nói thêm cô cũng vui vẻ nghe và cầm. Mẹ cũng làm vậy với hai cô giáo gặp hôm trước.

Mẹ làm vậy không phải vì để các cô quan tâm con nhiều hơn, mẹ nghĩ là các cô giáo mầm non công việc vất vả, nhiều áp lực, nhiều trách nhiệm mà lương thì quá thấp. Hơn nữa, mẹ nghĩ mình đã nhờ cô hiệu trưởng gửi gắm rồi thì không có nghĩa là không có trách nhiệm với các cô giáo dạy con.

Sau khi gửi gắm con ở lớp học, mẹ chuẩn bị về thì con khóc, tuy nhiên, các cô nói rằng đó là phản ứng tự nhiên, các trẻ mới đi học đều khóc và để trẻ quen với lớp, bố mẹ cần về ngay lập tức. Cô không quên dặn dò mẹ mới cho con đi học thì đến đón con sớm để con khỏi mong, 15h30 hoặc 15h45 đến đón con là được.

Cả ngày hôm đó mẹ cứ ngóng đến 15h để được đi đón con, đến lớp mẹ tìm mãi không nhìn thấy con, ra là con nhỏ bé nên ngồi lọt thỏm trong đám đông. Cô giáo thấy mẹ liền cất tiến gọi: “Bạn Nhi đâu rồi nhỉ?”, lúc đó con mới phát hiện ra mẹ đã đến, con đang ngồi yên bỗng òa khóc và chạy lao ra cửa ôm mẹ khóc nức nở. Mẹ đưa con ra sân chơi, con say sưa chơi các trò chơi, mẹ hỏi con thích đi học không? Con bảo: “con thích”. Rồi hôm đó mẹ thấy con vui vẻ khác thường.

Mẹ nói: “Chắc vì đi học không có bố mẹ ở cạnh nên gặp mẹ con mới vui nhiều hơn đúng không?”, con vẫn tập trung chơi tiếp chẳng để ý lời mẹ nói.
Đến tối về ăn cơm, mẹ hỏi con đi học có vui không, con có quen bạn nào trong lớp chưa, con mới hồn nhiên kể: “Con khóc nhiều quá nên cô bịt mồm con lại, cô bịt mồm con bằng khăn”. Mẹ chợt sững người.

Ngày thứ hai đi học: Con kể cô bảo con: “Nói ít thôi!”

Cũng như buổi sáng hôm trước, con vui vẻ dậy sớm, tới trường cũng hớn hở vào nhún nhẩy tập thể dục với các anh chị. Con tự kéo ba lô cùng mẹ đi vào lớp học và cũng chỉ khóc khi cô bế con khỏi tay mẹ. Lúc sau, mẹ dúi vội cho một cô cái kẹo và nhờ cô: ‘Cô ơi, bé nhà cháu khóc, cô bảo nó nín đi thì cô cho kẹo, rồi khi nó cầm kẹo rồi mà vẫn khóc thì cô bảo nó là khóc thì cô tịch thu cô nhé’. Cô ừ ừ và bảo bố mẹ về ngay. Cũng như hôm qua, bố lại ra sau lớp “nghe ngóng” xem thế nào. Lúc sau bố tươi rói ra kể: “Không thấy tiếng con quấy gọi mẹ như hôm qua nữa”. Còn hôm qua thì bố bảo con cứ khóc rồi gọi: “Mẹ Thương ơi, mẹ Thương ơi”

Mẹ cũng vui và yên tâm ra về. Tới khoảng 11h, mẹ gọi cho cô giáo thì cô bảo: “Hôm nay, con không khóc nhiều nữa rồi, từ lúc cho cái kẹo là nín luôn. Con hôm nay học ngoan lắm”. Mẹ yên tâm và vui hẳn, bao nhiêu những lo lắng bất an của hai hôm trước như tan biến hết nên hôm nay mẹ và bố bảo đến đón con muộn hơn hôm qua một chút, định bụng là đến từ hướng sau để các con không nhận ra và còn quan sát xem con ở lớp chơi thế nào.

Gần 16h bố mẹ đến đón con. Đến cửa lớp, cô giáo thấy bố mẹ liền mắng yêu con: “Bé chưa đi học tư thục bao giờ nên còn vô tổ chức lắm, tự ý chạy ra của thế là bị ngã đấy”. Bố mẹ thấy vậy liền đỡ lời cô giáo: “Không sao đâu cô ạ, trẻ con ngã là chuyện bình thường. Cháu nó lần đầu đi học còn nhiều bỡ ngỡ, mong cô giúp đỡ, tạo điều kiện cho cháu.”

Bố mẹ nói thế với cô không phải vì phép lịch sự mà là những lời rất thật lòng, cũng như hôm đầu đưa con tới lớp bố mẹ cũng bảo cô: “Cháu mới đi lớp thời gian đầu có sút vài lạng hay nửa cân cũng không sao cô ạ. Cháu ăn bao nhiêu cô cứ để cháu ăn bấy nhiêu, cô không cần dành thời gian để bón cho cháu đâu cô ạ”.

Đúng lúc đó, con nhận ra bố mẹ tới, lại như hôm qua con òa khóc chạy ào ra với mẹ rồi nức nở. Cô kể: ‘Đấy, ngã vập xuống thế là cô phải lấy đá chườm cho bớt sưng rồi đấy. Mẹ cám ơn cô và cũng tự hỏi phòng y tế ngay cạnh lớp của An Nhi sao cô không cho con sang đấy? Mẹ nhìn vào môi con thấy sưng vều, nứt chẻ cả ra mà xót lòng, con ôm lấy mẹ rồi gục đầu vào mà khóc. Mẹ cũng không nhìn quá kỹ và lúc đó chỉ biết dỗ con đã. Mẹ chỉ biết ôm lấy con, vỗ về con và bảo: ‘Thôi, mẹ biết con đau rồi, con mà đau thì con cứ khóc đi, khóc một lúc cho đỡ đau đã nhé. Mẹ biết rồi, mẹ thương con, mẹ thương con. Đỡ đau rồi thì nín đi con nhé. Còn cô thì bảo thôi nín đi, khóc nhiều thế, lúc nãy khóc rồi mà. Rồi cô nói gì đại loại là: “Tự dưng làm cô thêm việc”.

Ngày hôm đấy, suốt từ lúc bố mẹ đón con về cho tới 21h tối mà vết thương ở môi con chẳng hề có dấu hiệu khép lại. Con từng ngã vập môi không chỉ một lần. Một lần con chạy ở lăng Bác, ngã vập xuống sàn sỏi, cả răng cả môi con cùng chảy máu nhưng vài tiếng sau là nó khép dần. Nhưng lần này dường như nó cứ tòe dần ra. Bố mẹ lo lắng đèo con tạt qua hiệu thuốc ở Quốc Tử Giám, định hỏi xem kiểu như có loại thuốc gì cho trẻ con để nó se vết thương lại không. Bác dược sĩ nhìn thấy bảo không có thuốc nào như thế và bảo mẹ cho con vào viện khám xem thế nào, chứ bị thế này không nhẹ đâu.

Bố mẹ nhanh chóng đèo con chạy qua Xanh Pôn. Vào phòng khám nhi, bác sĩ nhìn thấy con liền bảo mẹ: “Cháu cho con qua Răng – Hàm – Mặt ở bệnh viện Việt Nam – Cu ba khám xem thế nào. Cái này ở đây bọn cô không chuyên khoa nên không chắc chắn. Sang bên đấy họ sẽ xem con cháu có cần khâu không hay là cứ để tự nhiên là được. Cháu cho sang ngay đi”.

Bố mẹ lại vội vàng đèo con sang Răng – Hàm – Mặt, bác sĩ chính đi ra, chưa cần biết chuyện gì, bác sĩ vạch môi con ra nhìn và nói ngay: “Vào khâu luôn”. Bác sĩ giải thích với bố là để có thể nó cũng tự khỏi nhưng nguy cơ nhiễm trùng vì vết thương hở, rồi rủi ro khi liền nó sẽ thành sẹo, làm môi bị trề ra mất thẩm mỹ. Cả kíp trực có bác sĩ, có chú thực tập trẻ, có cô y tá và cả bố cùng vào để giữ chặt con cho bác sĩ khâu. Chú thực tập còn dỗ dành con lúc khâu xong, bế con, nựng con rồi con còn đòi theo cả chú ý.

Hôm đó phải 23h đêm bố mẹ và con mới về đến nhà. Con mệt nên ngủ lịm đi từ trên đường nhưng khi cơn đau kéo đến con lại choàng tỉnh và khóc kêu đau. Mẹ vừa cho con uống kháng sinh, uống giảm đau, hạ sốt vừa xót xa. Mẹ phải dỗ dành con bằng bộ đồ chơi đất nặn mới mua để con quên đi nỗi đau nhưng con vẫn mếu máo quay sang mẹ: “Mẹ ơi, con đau quá…”

Đêm hôm đó, mẹ hỏi chuyện con, trong câu chuyện về lớp học khi mẹ hỏi con xem con có nói chuyện với cô không, cô nói chuyện gì với con không thì con kể với mẹ: “Cô bảo con: Nói ít thôi!”. Vào giây phút đấy, mẹ như choàng tỉnh, ngay lập tức mẹ quyết định sẽ không thể tiếp tục cho con học ở đây thêm một phút giây nào nữa”.

Những chia sẽ trên chắc chắn sẽ khiến những bậc cha mẹ khác phải giật mình thon thót và tự đặt câu hỏi cho chính mình: “Mình đã chọn đúng trường mầm non cho con chưa? Liệu ở trường con có gặp những vấn đề như trên không?

Tuy nhiên, các bậc phụ huynh đừng quá lo lắng, bởi chất lượng của các trường mầm non ngày càng được nâng cao, không chỉ về chất lượng giảng dạy, cơ sở vật chất mà các thầy cô đa phần đều có tâm với nghề.

Xem thêm:

Tin tức liên quan
Trung tâm Thông báo của KidsOnline – Kết nối nhanh chóng, nâng cao hiệu quả giáo dục
Trong môi trường giáo dục mầm non hiện đại, sự chủ động và giao tiếp hiệu quả là chìa khóa để giáo viên quản lý công việc và tạo dựng một không gian học tập lý tưởng. Với Trung tâm Thông báo của KidsOnline, mọi thông tin quan trọng từ phụ huynh đều được tổng […]
Đọc thêm
Tổ chức sự kiện mầm non dễ dàng hơn bao giờ hết với tính năng khảo sát trực tuyến của KidsOnline
Tổ chức sự kiện trong trường mầm non luôn đòi hỏi sự phối hợp nhịp nhàng giữa giáo viên, phụ huynh, và ban quản lý. Từ việc lập kế hoạch, mời phụ huynh đến ghi nhận ý kiến phản hồi sau sự kiện, mỗi công đoạn đều dễ gặp khó khăn khi sử dụng phương […]
Đọc thêm
Quản lý danh bộ và báo cáo dễ dàng với KidsOnline – Giải pháp công nghệ tối ưu cho trường mầm non
Quản lý trường mầm non ngày càng trở nên dễ dàng với sự hỗ trợ từ phần mềm KidsOnline – giải pháp công nghệ hiện đại giúp tối ưu hóa quy trình quản lý danh bộ học sinh, giáo viên, phụ huynh và xuất báo cáo chi tiết nhanh chóng.   Tại sao các chủ trường nên […]
Đọc thêm
KIDSONLINE: ĐỒNG HÀNH CÙNG PHỤ HUYNH THEO DÕI HÀNH TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA BÉ
Trong hành trình khôn lớn của trẻ, những bước tiến nhỏ thường bị bỏ lỡ trên bộn bề công việc hàng ngày. KidsOnline được thiết kế như một người bạn đồng hành, giúp phụ huynh không chỉ theo dõi trạng thái của con tại trường, mà còn ghi nhận mỗi cột mốc trong quá trình […]
Đọc thêm
Nắng nóng gay gắt, cha mẹ cần chú ý 3 bệnh trẻ dễ gặp vào mùa hè
Mùa nắng nóng và độ ẩm cao là môi trường lý tưởng cho các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn và siêu vi phát triển mạnh mẽ. Trẻ em vì hệ miễn dịch còn non nớt nên dễ mắc các bệnh liên quan. Đặc biệt, khi tiếp xúc với môi trường bên ngoài, ý […]
Đọc thêm
KidsOnline gửi tặng sách tô màu AR mang lại niềm vui và sự sáng tạo cho các bài học STEM mầm non
Bộ phận chuyên môn phát triển chương trình giảng dạy KidsEdu đã cho ra mắt cuốn sách tô màu hỗ trợ AR này cho học sinh mầm non ở mọi nơi trên thế giới sử dụng. Chỉ với một thiết bị thông minh (điện thoại thông minh hoặc máy tính bảng) mà không cần tải xuống […]
Đọc thêm
KidsOnline gửi tặng AR coloring book với chủ đề Giáng Sinh từ Chương trình KidsEdu STEM
Bộ phận chuyên môn phát triển chương trình giảng dạy KidsEdu đã cho ra mắt cuốn sách tô màu với chủ đề Giáng Sinh kết hợp với công nghệ AR gửi tặng Quý Thầy Cô giáo, Quý Phụ huynh nhân dịp Giáng Sinh 2023. Giáo viên, phụ huynh và trẻ có thể sử dụng công […]
Đọc thêm

Quý trường đăng ký
trải nghiệm