Hiện nay rất nhiều bố mẹ Việt đang áp dụng những cách nuôi dạy con sai lầm, ảnh hưởng không nhỏ tới sự phát triển của trẻ.
Một số cách nuôi dạy con truyền thống mà nhiều gia đình Việt đang áp dụng được khoa học và thực tế chỉ ra đã lạc hậu, không còn phù hợp. Đã đến lúc bố mẹ phải thay thế các quan niệm nuôi dạy con cũ bằng những cách thức mới tiến bộ hơn, để cho con được phát triển một cách toàn diện nhất
Những cách nuôi dạy con quá bằng hại con
Ép trẻ ăn hết suất cơm
Trẻ em nhiều khi rơi vào trạng thái biếng ăn vì ốm mệt, thức ăn không hợp khẩu vị… Nhưng vì sợ trẻ đói, sợ trẻ gầy yếu mà cảnh tượng phổ biến diễn ra trong nhiều gia đình là bố mẹ, ông bà thường xuyên ép trẻ phải ăn hết khẩu phần mặc cho con từ chối.
Để ép trẻ ăn hết suất, biện pháp mà nhiều gia đình thường sử dụng là đi ăn rong, pha trò, thậm chí con vừa ăn vừa nghịch điện thoại, xem tivi… với mong muốn được thêm một thìa cháo, cơm, hay sữa cũng tốt.
Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng ép trẻ ăn sẽ để lại tác động tiêu cực lâu dài. Theo chuyên gia về chế độ ăn kiêng và dinh dưỡng gia đình Maryann Jacobsen của Singapore, thực tế này sẽ khiến trẻ em “không bao giờ biết cảm giác đói và thèm ăn”. Về lâu dài, việc ép ăn dẫn tới nguy cơ cao trẻ mắc bệnh béo phì hay biếng ăn. Chính vì vậy hãy để cho trẻ tự ăn theo nhu cầu, khi nào trẻ đói thì trẻ sẽ bắt buộc phải ăn.
Không khen ngợi trẻ
Đừng bao giờ tiếc lời khen ngợi trẻ
Bố mẹ Việt có khuynh hướng mắng mỏ hay dùng đòn roi với trẻ nhiều hơn là khen ngợi trẻ. Trong suy nghĩ của nhiều người, những lời khen ngợi ngọt ngào quá sẽ khiến trẻ không thể nào đứng lên sau sai lầm, thất bại, hay làm cho trẻ trở nên bướng bỉnh và khó bảo hơn.
Tuy nhiên, khen ngợi lại có sự tác động rất tốt đến đứa trẻ trong quá trình tìm hiểu và khám phá về thế giới xung quanh. Thay vì chỉ mắng mỏ và lên án khi trẻ làm sai, các chuyên gia cho biết những lời khen ngợi của bố mẹ giúp trẻ xây dựng sự tự tin và tạo động lực cho trẻ cố gắng.
Nghiên cứu của trường đại học Columbia (Mỹ) cho thấy việc khen ngợi sự thông minh, nhanh nhẹn của trẻ đã tạo ra động lực lớn để trẻ vượt qua mọi khó khăn ngay cả khi chúng đang phải đối mặt với những thất bại. Bằng cách công nhận những sự cố gắng ở trẻ bằng lời khen ngợi mang tính xây dựng, bố mẹ sẽ củng cố cho trẻ những giá trị đúng đắn, đặt nền tảng cho trẻ vươn tới thành công trong tương lai.
Tránh nói về cái chết
Nói về cái chết với trẻ vẫn còn là điều kiêng kị vì cho rằng vấn đề này nhạy cảm, mang đến điều không tốt. Vậy nên, bố mẹ Việt thường xuyên tránh những vấn đề quan đến cái chết vì sợ ảnh hưởng đến tâm lý trẻ.
Tuy nhiên, việc bố mẹ thường sử dụng những từ ngữ khác để nhắc đến cái chết như như “ngủ” hoặc “đi xa” là quá lỗi thời. Các chuyên gia đã chỉ ra rằng nếu có ai đó mất đi trong gia đình, cần phải nói với trẻ thẳng thắn vì đó là cách duy nhất để trang bị cho trẻ cách đối diện với nỗi đau.
Một cuộc đối thoại cởi mở về cái chết sẽ chuẩn bị cho con sự bình tĩnh và hiểu biết để đối mặt với sự mất mát đau đớn không thể tránh khỏi này.
Không nói về tình dục, giới tính
Do truyền thống văn hóa nên bố mẹ Việt vẫn rất ngại khi nói với trẻ về các vấn đề giới tính, tình dục. Các bậc phụ huynh cũng gặp khó khăn trong việc giải thích cho trẻ các kiến thức về tinh trùng, trứng, quan hệ tình dục… khi trẻ thể hiện sự tò mò… Hơn nữa nhiều bố mẹ vẫn thường nghĩ dạy cho trẻ về tình dục quá sớm là không tốt, khác gì “vẽ đường cho hươu chạy”.
Tuy nhiên, ngày càng nhiều nghiên cứu cho thấy thẳng thắn với con cái về tình dục, giới tính là trang bị cho con những kiến thức cơ bản, đúng đắn về nhu cầu cần thiết của con người.
Hãy lựa chọn khi nào trẻ cực thoải mái và vui vẻ để nói với trẻ về tình dục, giới tính
Theo Bộ y tế Singapore, trẻ em được thoải mái nói chuyện với bố mẹ về các vấn đề tình dục ít gặp phải những hậu quả của quan hệ tình dục thiếu lành mạnh như mang thai hay các bệnh truyền nhiễm. Trái lại, nếu bố mẹ không dạy cho trẻ về các biện pháp tình dục an toàn cũng như cách tự bảo vệ cơ thể của mình thì trẻ sẽ dễ trở thành nạn nhân của kẻ xấu.
Bắt buộc phải tôn trọng người lớn trong mọi tình huống
Vâng lời và tôn trọng người lớn là nguyên tắc in sâu trong suy nghĩ và hành động của người Việt Nam. Chính vì vậy mà bố mẹ luôn tìm cách để dạy trẻ điều này với hi vọng trẻ sẽ cư xử tốt và lịch sự hơn.
Tuy nhiên, có một thực tế là, người lớn không phải là “biết tuốt”. Vậy nên dạy cho trẻ nghe theo lời của người lớn trong một thế giới đang thay đổi nhanh chóng, nơi các kỹ năng tư duy phê bình quan trọng hơn bao giờ hết đã không còn đúng đắn. Báo cáo của Diễn đàn kinh tế thế giới đã liệt kê tư duy phê phán đứng ở vị trí thứ hai trong 10 kỹ năng hàng đầu cần thiết trong sự phát triển của nền kinh tế toàn cầu.
Ngoài ra, tất cả chúng ta đều đồng ý rằng tuổi tác không nhất thiết phải đi kèm với sự bao dung, nhân hậu hay lòng tốt. Hãy để trẻ biết lên tiếng để bảo vệ bản thân khi bị người lớn lăng mạ hoặc đòi hỏi vô lý. Thay vì dạy con bắc buộc phải vâng lời, tôn trọng người lớn trong mọi tình huống, hãy dạy trẻ rằng sự tôn trọng phải từ hai phía, bất kể tuổi tác.
Quý trường đăng ký
trải nghiệm