Một tủ thuốc gia đình đầy đủ có thể giúp bạn bảo quản thuốc cũng như phản ứng hiệu quả với các thương tích khẩn cấp hoặc thông thường. Ngày nay, nhiều gia đình đã ý thức hơn về tầm quan trọng của nó trong nhà. Nhưng không phải ai cũng tìm hiểu xem sử dụng một tủ thuốc gia đình sao cho cho hiệu quả và khoa học. Mời các bố mẹ tham khảo bài viết sau đây để chuẩn bị một tủ thuốc cho gia đình có trẻ nhỏ.
1. Những loại thuốc và dụng cụ y tế cần thiết
– Thuốc: thuốc sát trùng, thuốc giảm đau hạ sốt, oresol, dầu nóng, nước muối sinh lý, thuốc xịt bỏng, thuốc côn trùng, cao salonpas…
– Dụng cụ y tế: nhiệt kế, bông y tế, băng cứu thương, băng dính vết thương, ergo, găng tay một lần, nhíp, kéo, dụng cụ hút mũi, tăm bông người lớn/ trẻ em, sổ tay y tế.
2. Vị trí
Tủ thuốc nên treo cao, xa tầm tay trẻ nhỏ
– Nên treo ở nơi thoáng mát, tránh ánh sáng chiếu trực tiếp làm ảnh hưởng chất lượng thuốc trong tủ. Đừng cất giữ bất kì loại thuốc nào trong phòng tắm. Phòng tắm thường ẩm và nhiệt độ nóng lạnh thất thường khiến cho chất lượng thuốc bị ảnh hưởng. Một số loại thuốc có thể thực sự phân hủy để sản xuất các chất độc hại.
– Để xa tầm tay của trẻ em. Tuy nhiên với trẻ em lớn cha mẹ có thể dạy trẻ một số hiểu biết về dụng cụ phù hợp với khả năng nhận thức của trẻ. Ví dụ khi không có cha mẹ, nếu bị đứt tay bé có thể tự xử lí vết thương. Hay nếu bé bị bỏng, cha mẹ vừa sơ cứu, vừa giải thích cách làm cho bé hiểu. Đây là những trang bị kĩ năng sống rất quan trọng cho bé học cách tự chăm sóc mình.
3. Sắp xếp tủ thuốc
Việc sắp xếp tủ thuốc có thể phụ thuộc vào mục đích người sử dụng. Bạn có thể chọn cách phân loại thuốc của trẻ em và thuốc của người lớn.
Phân loại riêng thuốc của người lớn và trẻ em
Hoặc phân loại theo gợi ý sau đây:
– Ngăn chứa các dụng cụ y tế ( nhiệt kế, bông y tế,…)
– Ngăn chứa các loại thuốc kê đơn ( dành cho bệnh cấp tính và mãn tính).
– Ngăn chứa các loại thuốc dự phòng ( thuốc xịt bỏng, nước muối sinh lí, thuốc sát trùng..)
4. Bảo quản
– Nên dọn vệ sinh tủ thuốc mỗi tháng một lần bằng chất tẩy rửa không độc hại để loại bỏ các vết bẩn và thuốc đã quá hạn sử dụng cũng như bổ sung thêm những thuốc đã dùng hết.
Vệ sinh tủ thuốc hàng tháng bằng chất tẩy rửa không độc hại
– Các loại thuốc lỏng (thuốc tiêm, xi rô, dung dịch, hỗn dịch…) nên bỏ đi sau khi mở lọ 28 ngày trong điều kiện bảo quản 2-8 °C (tủ lạnh). Các chế phẩm bán rắn (thuốc mỡ, thuốc đạn…), thuốc nước không nên bảo quản quá 4 tuần. Các chế phẩm dạng thuốc bột không bảo quản quá 6 tuần. Các loại thuốc trong lọ lớn, đóng gói vài trăm viên, sau khi mở lọ chỉ nên dùng dưới 6 tháng. Để tránh quên có thể ghi lên nhãn ngày mở lọ.
– Giữ lại các bao bì gốc vì nó chứa các thông tin quan trọng như hạn dùng, ngày sản xuất, nguồn gốc xuất xứ của thuốc. Các thông tin này giúp ta loại bỏ thuốc hết hạn cũng như khi có thông báo thu hồi sản phẩm và truy xuất nguồn gốc khi cần thiết.
Đôi khi bạn gặp những sự cố về sức khỏe không nhất thiết phải đến bệnh viện. Hãy chuẩn bị một tủ thuốc ở nhà để có thể giúp bạn tiết kiệm thời gian, tiền bạc và sự lo lắng.
Tin tức liên quan
Quý trường đăng ký
trải nghiệm