Ba triệu chứng đau tái phát thường gặp nhất mà bác sĩ nhi khoa hay gặp là đau bụng, đau ngực và đau đầu. Đau đầu dữ dội, đột ngột có thể gợi ý một vấn đề nghiêm trọng trong đầu hoặc hệ thống thần kinh trung ương và yêu cầu đánh giá nhanh chóng. Ngoài ra, đau đầu cũng có thể là triệu chứng của các vấn đề về sức khỏe thể chất hoặc tâm lý khác.
>> Cách xử trí khi trẻ đau đầu
Nguyên nhân gây đau đầu:
- Bệnh tật và nhiễm trùng:
Các bệnh thông thường như cảm lạnh, cúm và nhiễm trùng tai và xoang là một số nguyên nhân gây đau đầu thường gặp nhất ở trẻ em.
Nhiễm trùng nghiêm trọng hơn, chẳng hạn như viêm màng não hoặc viêm não, cũng có thể gây đau đầu, nhưng thường đi kèm với các dấu hiệu và triệu chứng khác, chẳng hạn như sốt và cứng cổ.
- Chấn thương đầu:
Các vết sưng và bầm tím có thể gây đau đầu. Nếu con bạn ngã mạnh và bị va đập vùng đầu hoặc bị đánh mạnh vào đầu hãy cho con đi khám tại trung tâm y tế. Ngoài ra, liên hệ với bác sĩ nếu cơn đau đầu của con bạn trở nên tồi tệ hơn sau khi bị chấn thương đầu.
- Yếu tố cảm xúc:
Trẻ có thể bị căng thẳng và lo lắng khi gặp phải một số vấn đề với bạn bè, giáo viên hoặc phụ huynh. Sự căng thẳng có thể đóng một vai trò trong chứng đau đầu của trẻ em.
Trẻ bị trầm cảm có thể phàn nàn về những cơn đau đầu, đặc biệt nếu chúng gặp khó khăn khi nhận ra cảm giác buồn bã và cô đơn.
Khuynh hướng di truyền. Nhức đầu, đặc biệt là chứng đau nửa đầu, có xu hướng di truyền trong các gia đình.
- Một số thực phẩm và đồ uống:
Nitrates là một chất bảo quản thực phẩm được tìm thấy trong các loại thịt được chế biến sẵn như thịt xông khói, xúc xích có thể gây ra đau đầu, cũng như MSG phụ gia thực phẩm. Ngoài ra, quá nhiều caffeine, một chất có trong soda, sôcôla, cà phê và trà có thể gây đau đầu.
- Vấn đề trong não:
Hiếm gặp, một khối u não hoặc áp xe hoặc chảy máu trong não có thể chèn ép vào các khu vực của não, gây ra đau đầu mãn tính, tồi tệ hơn. Thông thường trong những trường hợp này, đau đầu thường kèm theo các triệu chứng khác như các vấn đề về thị giác, chóng mặt và thiếu phối hợp.
Cách chẩn đoán nhức đầu:
Cho trẻ đi khám bác sĩ chuyên khoa Nhi để được:
- Khám sức khỏe và hỏi bệnh sử toàn diện
- Nếu bác sĩ nghi ngờ tình trạng nghiêm trọng có thể yêu cầu chụp cắt lớp vi tính sọ não, chụp cộng hưởng từ sọ não, chọc dò tủy sống để kiểm tra.
Ths. ĐD Nguyễn Thị Hương – Khoa Thần kinh.
Quý trường đăng ký
trải nghiệm