Không gian chơi là nơi gắn bó nhiều nhất và cũng là nơi gần gũi nhất với trẻ. Với độ tuổi nhỏ như trẻ mầm non thì đó không chỉ đơn thuần là nơi cho trẻ vui chơi mà đó còn là nơi vô cùng lý tưởng để ba mẹ tìm hiểu về sở thích, tính cách của con hay là nơi bản thân bé sẽ học hỏi được rất nhiều điều xung quanh. Giống như cách mà phương pháp Reggio Emilia đang áp dụng, bố mẹ cũng nên tận dụng không gian này để kết hợp vừa học vừa chơi dạy bé những bài học phù hợp. Như vậy, có thể thấy được vai trò quan trọng của không gian chơi. Không chỉ ở gia đình, trong các lớp học không gian chơi cũng là một phần không thể bỏ qua.
Vì vậy, trong bài viết này KidsOnline sẽ cùng thầy cô và phụ huynh nói về cách cải thiện không gian vui chơi trẻ sao cho phát huy được nhiều tác dụng nhất. Thứ nhất, trước khi bắt đầu, KidsOnline nghĩ phụ huynh và thầy cô không cần quá áp lực và dành quá nhiều công sức cho việc. Hãy từ từ chậm chậm mỗi ngày một chút. Hãy lập kế hoạch để làm việc trên các nhiệm vụ khác nhau tại những thời điểm thầy cô và phụ huynh đã có sẵn.
Các bước để tạo ra một không gian chơi thú vị cho trẻ
Và bây giờ, để có thể cải thiện một không gian thầy và phụ huynh thực sự cần phải suy nghĩ về những gì mình có trong không gian có sẵn tại thời điểm này và làm thế nào để có thể tận dụng tối đa không gian đó. Các bé của thầy cô và phụ huynh có một phòng chơi chuyên dụng không? Hay có lẽ phần lớn các đồ chơi của chúng đang ở trong phòng ngủ hoặc sử dụng một không gian nhỏ trong phòng sinh hoạt chung của gia đình để làm không gian chơi cho con như các phụ huynh vẫn tại nhà. Dù không gian đó là gì và đang ở đâu thì việc làm thầy cô và phụ huynh cần suy nghĩ bây giờ chính là làm sao cho không gian đó trở thành một khu vực chơi hấp dẫn đối với trẻ.
Loris Malaguzzi (người sáng lập của phương pháp Reggio Emilia) nói về môi trường như là những người thầy lặng lẽ. Môi trường cho chúng ta thấy cũng như phản ánh một cách trân thực về bản chất của đứa trẻ như là một người năng động và hoạt động có hiệu quả hay là một đứa trẻ nội tâm. Môi trường tuy im lặng nhưng dường như nó thể hiện được giá trị cuộc sống có ý nghĩa thực sự của người chơi ở đó.
Làm thế nào để thầy cô và phụ huynh cảm nhận về khu vui chơi cho trẻ? Liệu nó nói chuyện? Hay là nó im lặng? Hãy tự hỏi rằng:
- Thầy cô và phụ huynh có cảm thấy thoải mái trong không gian này?
- Không gian đấy có phản ánh phong cách riêng?
- Không gian ấy có cho phép trẻ được thể hiện là chính mình?
- Nếu trẻ thích ngồi lặng lẽ và đọc, không gian ấy có cho phép điều này hay không?
- Nếu trẻ thích xây dựng thành phố Lego ngổn ngang trên sàn nhà, nó cho phép điều này?
- Nó có làm cho trẻ thích khám phá và sáng tạo không? Cũng giống như các cuộc thám hiểm và các hoạt động mà chúng ta tạo cho trẻ, khu vực vui chơi của trẻ cũng cần phản ánh được phong cách chơi của từng cá nhân trẻ.
- Không gian có khuyến khích trẻ để chơi một cách độc lập hay không? Chúng có thể dễ dàng nhìn thấy và tiếp cận với tất cả mọi thứ và sau đó có thể tự mình dọn dẹp không?
KidsOnline từng đọc một bài phỏng vấn một trong những giáo viên tiếp cận với phương pháp Reggio Emilia, cô đã cho một vài ví dụ thú vị về giáo dục của các nước phương Tây thông qua việc thiết kế môi trường chơi cho trẻ. Thật khó có thể tìm thấy hai ngôi trường mẫu giáo được setup tương tự nhau mặc dù có thể 2 trường này có hầu hết nguyên liệu và đồ dùng giống nhau.
Những gì cô ấy đã nói là con em chúng ta là những cá nhân trong những gia đình là duy nhất, cộng đồng của chúng ta và nền văn hóa chúng ta đang sống là duy nhất và như vậy tại sao không gian chúng ta tạo cho trẻ em của mình phải giống nhau? Thay vào đó chúng ta nên hướng tới việc tạo ra một không gian năng động mà giữ sự hiện diện của những người sống và vui chơi trong đó.
LÀM THẾ NÀO ĐỂ TRẺ HỨNG THÚ CHƠI?
Nếu khu vực chơi của thầy cô và phụ huynh không được sử dụng theo cách thầy cô và phụ huynh mong muốn, hãy để trẻ giúp thầy cô và phụ huynh thực hiện những thay đổi “nho nhỏ”. Điều này sẽ tạo ra một không gian lôi cuốn trẻ
- Trẻ nhà thích một không gian chơi lớn? Do chúng muốn chạy nhảy tự do thoải mái trong khu vực chơi? (Có lẽ đó là một đứa trẻ rất năng động ) Hãy dọn dẹp phần lớn các đồ nội thất như bàn ghế và tạo ra một không gian sàn lớn để cho phép trẻ làm điều chúng thích.
- Với trẻ thích vẽ, thầy cô và phụ huynh có thể sẽ cần phải setup một chiếc bàn và ghế hoặc giá vẽ cùng các loại giấy bút màu (càng đa dạng chủng loại càng tốt) ở nơi chúng thích để trẻ có thể thuận tiện trong việc sáng tạo. Sau đó hãy nhớ treo tác phẩm của con lên nhé
- Trẻ muốn lắp ghép, xây dựng? Hãy dành một không gian giống như một cái kệ để cho trẻ trưng bày những công trình sáng tạo của mình.
- Với những trẻ thích quần áo và thời trang? Tạo một không gian để treo quần áo và phụ kiện cùng với một tấm gương để trẻ thoại mái thử những bộ quần áo theo một cách mới. Hoặc dành cho bé một góc với nhiều búp bê và quần áo để bé có thể mix các kiểu thời trang với nhau.
NHỮNG LƯU Ý KHI BỐ TRÍ ĐỒ CHƠI TRONG KHU VỰC CHƠI CỦA TRẺ
- Cố gắng giữ một số không gian xung quanh mỗi món đồ chơi hoặc vật liệu – thầy cô và phụ huynh đừng để quá nhiều trên kệ;
- Cố gắng không để đồ chơi đằng sau đồ chơi khác trên kệ – điều này làm cho trẻ gặp khó khăn hơn khi tiếp cận đồ chơi;
- Giữ các góc của phòng hoặc một số mảng tường rõ ràng – hãy đảm bảo ánh sáng luôn đầy đủ và không gian luôn thông thoáng;
- Tách tất cả các đồ chơi nhỏ và sắp xếp chúng vào sọt hoặc thùng chứa;
- Làm cho căn phòng sinh động, gần gũi hơn bằng cách treo một số hình ảnh của trẻ và một số tác phẩm nghệ thuật;
- Bày một số cây sống nho nhỏ;
- Chọn đồ chơi thể hiện sự quan tâm và có ích cho việc tiếp thu kiến thức của trẻ.
-Nguồn: Nghiên cứu phương pháp Reggio Emilia –
Quý trường đăng ký
trải nghiệm