Bộ môn âm nhạc được đưa vào giảng dạy chính thức trong trường mầm non giúp trẻ hình thành tình yêu ca nhạc, biết cảm thụ âm nhạc qua các hoạt động âm nhạc phong phú: Ca hát, vận động, nghe nhạc, múa…
Nhận thấy tầm quan trọng của bộ môn này đối với sự phát triển của trẻ mầm non, Kidsonline xin chia sẻ tới các thầy cô về giải pháp thực hiện sáng kiến kinh nghiệm mầm non môn âm nhạc tiêu biểu mà chúng tôi sưu tầm được.
Sáng kiến kinh nghiệm mầm non môn âm nhạc tiêu biểu:
– Giải pháp thực hiện:
Để tìm ra giải pháp, chúng ta cần nắm bắt được tình hình thực trạng giáo dục âm nhạc tại trường mầm non của trẻ:
Qua khảo sát tại một trường mầm non:
+ 5/36 trẻ có khả năng thể hiện tốt kỹ năng ca hát(13%)
+ 7/36 trẻ đã thể hiện được kỹ năng ca hát(19%)
+ 23/35 trẻ chưa thể hiện được kỹ năng ca hát(66%)
Qua khảo sát, nhận định được giáo viên và học sinh còn tồn tại một số hạn chế: francepharmacie.fr
– Trẻ:
Đa phần chưa tích cực trong các hoạt động ca hát
Hát chưa khớp nhạc, chưa rõ lời và còn hát sai lời
Trẻ chưa tạo ra âm thanh mềm mại khi hát
Trẻ còn chưa biết hòa nhập giọng hát của mình vào giọng hát của cả tập thể lớp.
– Giáo viên bộ môn âm nhạc:
Chưa sáng tạo trong giảng dạy để tạo hứng thú học tập cho trẻ
Không tập trung rèn luyện kỹ năng ca hát cho trẻ, chỉ chăm chăm cho trẻ học hát theo kiểu học thuộc lòng nhàm chán.
Giáo viên không thực sự đầu tư dạy và rèn luyện theo nghệ thuật
Lựa chọn các tác phẩm chưa phù hợp với trẻ, những tác phẩm còn đơn điệu và phụ thuộc nhiều vào chương trình đào tạo chung một cách máy móc.
Biện pháp rèn luyện kỹ năng âm nhạc cho trẻ:
1. Rèn luyện nâng cao để hát mẫu cho trẻ nghe
Trước khi dạy hát cho trẻ, giáo viên môn âm nhạc nghiên cứu, tìm hiểu và phân tích bài hát trên nhiều khía cạnh, đặc biệt là làm sao để hát diễn cảm theo đúng ý nghĩa sâu sa của bài hát, cảm nhận những sắc thái tình cảm mà bài nhạc cung cấp để truyền tải khi hát.
Giáo viên chọn bài hát ngắn gọn với ngôn từ phong phú tuy nhiên cần dễ hiểu, gần gũi với trẻ.
2. Chọn bài hát phù hợp
Một số bài hát giáo viên có thể chọn:
Chủ đề động vật: “Con vịt bầu” – Hoàng Long & Hoàng Lân, “Con cào cào”- Lê Thương, “Con ve con kiến”- Y Vân…
Chủ đề Tết đến, xuân về: “Sắp đến Tết rồi”, “Bé chúc xuân”…
Chủ đề trường mầm non: “Sáng đến trường”, “Chào hỏi”…
Cho trẻ làm quen với các bài đồng dao, dân ca: “Xỉa cá mè”, “Con gà”, “Lý cây bông”…
3. Sửa lỗi sai cho bé
Giáo viên thường sửa sai cho trẻ theo ý kiến chủ quan của mình một cách máy móc, thường không xem xét rằng trẻ có khả năng làm được như những gì mình nói không.
Giáo viên cần sửa sai cho trẻ qua một số lỗi:
+ Tiết tấu nhạc, âm điệu luyến láy, giai điệu
+ Lời bài hát
+ Phong cách thể hiện
Một số lỗi bé mắc phải khi tập hát các bài nhạc phổ biến:
“Con Cào Cào”: Khi cô cho bé tập hát bài “Con cào cào”, bé thường hay mắc phải lỗi sai tiết tấu, nguyên nhân do bài hát này có tiết tấu rất nhanh.
Hãy vỗ tay bắt từng nhịp cho trẻ giúp trẻ nhận biết cách hát cho đúng tiết tấu.
“Đi học về”:
Nhiều trẻ chưa luyến được từ “cha mẹ” trong bài, do đó giáo viên cần hát mẫu lại nhiều lần cho trẻ.
4. Kết hợp với phụ huynh
Cần có sự phối hợp với phụ huynh trong phương pháp giáo dục âm nhạc cho trẻ để trẻ phát triển kỹ năng ca hát nhanh chóng hơn.
Khuyến khích phụ huynh cho trẻ nghe nhạc tại nhà, bố mẹ sẽ là khán giả nghe con hát và xem con biểu diễn, vừa giúp bé tăng kỹ năng ca hát vừa rèn luyện tính tự tin của con.
Giúp phụ huynh sưu tầm một số băng đĩa ca nhạc phù hợp với lứa tuổi mầm non, đa dạng và ý nghĩa.
Qua những biện pháp trong sáng kiến kinh nghiệm mầm non trên, chắc chắn các giáo viên sẽ đạt được những kết quả như mong đợi.
Giáo dục âm nhạc giúp trẻ xây dựng được những ấn tượng, cảm nhận về âm nhạc trong tâm hồn của trẻ, giúp trẻ phát triển được thị hiếu âm nhạc từ sớm.
Quý trường đăng ký
trải nghiệm