Hoạt động khám phá thử nghiệm được tiến hành thường xuyên tại các trường mầm non, mục đích của hoạt động này chính là giúp trẻ phát triển nhận thức, đặc biệt là hình thành thái độ nhận thức và kĩ năng nhận thức cho trẻ từ đó xây dựng nền tảng bền vững cho việc học tập của trẻ trong tương lai.
- Giáo án mầm non chuyên đề giúp bé nhận biết phân biệt màu sắc
- Chia sẻ giáo án nhận biết tập nói chủ đề động vật
Khi các bậc phụ huynh nghe đến môn học cho “Trẻ mầm non Khám Phá Thử Nghiệm Khoa Học”, bố mẹ đều rất ngạc nhiên và tự hỏi: “Trẻ mầm non khám phá thử nghiệm khoa học bằng cách nào?”
Giai đoạn mầm non là thời kỳ não bộ của trẻ đang phát triển nhanh nhất nên rất cần có một phương pháp giáo dục khoa học hiện đại từ sớm cho trẻ, đây được coi là giai đoạn khai mở tiềm năng, sự phát triển trí tuệ và sự sáng tạo của cho trẻ.
Trong bài này, Kidsonline xin chia sẻ tới giáo viên và các bậc phụ huynh tham khảo giáo án khám phá thử nghiệm ấn tượng.
Giáo án khám phá thử nghiệm cho trẻ mầm non:
ĐỀ TÀI: Sự thần kỳ của nam châm
1. Mục đích cần đạt được qua hoạt động khám phá thử nghiệm
– Giúp trẻ nhận biết được nam châm có thể hút vật bằng sắt qua những lớp phân cách mỏng được làm từ một số chất liệu như: nhựa, giấy, gỗ…
– Qua hoạt động mà giáo viên thực hiện trên lớp với nam châm, trẻ có thể khám phá được sức hút kỳ diệu của nam châm, nam châm có tác dụng như thế nào với vậy bị hút bởi độ dày, mỏng của lớp vật liệu phân cách.
2. Giáo cụ cần chuẩn bị
– Kẹp giấy, ốc vít, đồng xu…
– Nam châm
– Các vật liệu có độ dày, mỏng khác nhau được làm từ gỗ, giấy, hộp nhựa hay thuỷ tinh…
3. Cách thức tiến hành hoạt động khám phá thử nghiệm
Hoạt động đầu tiên: Xây dựng tình huống khám phá
– Giáo viên để những kẹp giấy làm bằng sắt đã chuẩn bị sẵn lên bàn và nói với học sinh: “Các con có cách nào cho những vật đặt trên bàn chạy qua lại không”
Cho trẻ thời gian quan sát và tìm lời giải đáp cho vấn đề.
Sau đó, giáo viên dùng nam châm được đặt sẵn dưới mặt bàn gỗ và thực hiện di chuyển các vật trên mặt bàn qua lại theo ý muốn.
Theo đó trẻ sẽ vô cùng bất ngờ và hứng thú với hoạt động này.
– Cuối cùng, cho trẻ chơi nam châm hút các vật bằng sắt qua các vật liệu như tờ giấy, quyển vở, tấm bảng nhựa nhỏ…
Hoạt động thứ 2: Cho trẻ tự thử nghiệm hoạt động khám phá
– Cho trẻ tự chơi với nam châm, trẻ tự biết dụng nam châm hút các vật bằng sắt qua các lớp phân cách với các vật liệu như giấy, gỗ, hộp nhựa…
– Cho trẻ thử nghiệm nam châm hút với các vật có độ dày khác nhau và để trẻ tự nhận biết được với vật liệu dày bao nhiêu thì không thể hút được nữa.
– Ngoài ra, cần cho trẻ tự thử nghiệm nam châm với các vật bằng sắt trong môi trường khác ngoài không khí như: nước, cát.




Quý trường đăng ký
trải nghiệm
