CẢNH BÁO KIỂU NGỒI CHỮ W - KidsOnline
CẢNH BÁO KIỂU NGỒI CHỮ W

Không phải nhiều người trong số chúng ta nghe nói về kiểu ngồi này. Nhưng thực ra nó lại khá dễ gặp ở trẻ 3-6 tuổi thậm chí lớn hơn. Nếu bạn dành thời gian quan sát con bạn hoặc một nhóm trẻ ngồi chơi trên sàn, bạn cũng có thể bắt gặp kiểu ngồi này. Cùng Kidsonline tìm hiểu kiểu ngồi chữ W và khi nào thì bạn nên lo ngại về dáng ngồi này nhé.

  1. Ngồi chữ W là gì?

Đó là tư thế ngồi trong đó, bé ngồi gập hai đầu gối, hai bàn chân hướng sang hai bên. Hai đầu gối có thể gần chạm hoặc có thể tách ra

Hai chân của bé tạo thành chữ W

  1. Những ảnh hưởng của kiểu ngồi chữ W:

Mặc dù tư thế ngồi này khiến trẻ thoải mái và trông có vẻ vững chắc nhưng nó lại được các nhà trị liệu nhi khoa cảnh báo về ảnh hưởng xấu đến vận động của trẻ.

– Để tập trung giữ cho trọng tâm của cơ thể vững vàng khi ngồi trên sàn thì xương khớp không phát triển bởi sự kéo căng ở hông và chân. Ở vị trí này, các cơ không ổn định được khớp hông. Điều này gây ra sự gia tăng độ nghiêng của xương chậu (mặt trước xương chậu tăng lên và mặt sau của xương chậu giảm), có thể dẫn đến xoay thân kém, giảm độ linh hoạt của trục cơ thể và chậm phát triển vận động tinh.

– Không chỉ tác động lên khớp hông mà xương chày, xương đùi, của trẻ cũng bị vặn vào trong, góp phần vào việc tạo “dáng đi chim bồ câu” (pigeon-toed gait) ở trẻ: gót chân hướng ra ngoài và đầu gối quay vào trong. Với kiểu đi này, điểm tiếp xúc cuối cùng khi đi bộ sẽ là sườn ngoài của bàn chân, dẫn đến dáng đi bất thường.  Đi bộ dễ trở nên mệt mỏi, chậm hơn. Trẻ dễ vấp ngã khi chạy, giảm nhận thức về sự thăng bằng của cơ thể . Ở người trưởng thành có thể gặp phải  các vấn đề viêm khớp gối

Dáng đi chim bồ câu

– Vị trí ngồi kiểu chữ W này tạo ra một “cái đế” rộng và rất chắc chắn khiến trẻ không có cơ hội sử dụng đến cơ bắp do đó chúng không được kích hoạt và rèn luyện (yếu cơ). Trẻ sẽ gặp khó khăn nếu muốn di chuyển trọng tâm sang trái/ phải/ trước/ sau… trong khi chơi hơn các tư thế ngồi khác. Điều này dẫn đến việc giảm sử dụng phản ứng cân bằng của cơ thể. Lâu dần, trẻ sẽ khó tích hợp hai bên trái và phải của cơ thể (khả năng phối hợp) khi thực hiện cả nhiệm vụ vận động tinh lẫn vận động thô.

  1. Khi nào bố mẹ nên lo lắng về dáng ngồi chữ W?

Dáng ngồi chữ W không phải lúc nào cũng là vấn đề. Sự thật thì giai đoạn trẻ nhỏ dưới 2 tuổi rưỡi xương khớp còn rất linh hoạt và dễ uốn. Và hiện tượng xương đùi xoay vào trong là khá điển hình ở trẻ. Tuy nhiên nó có xu hướng giảm dần ở giai đoạn sau, khi mà sự định hình của xương khớp sẽ theo trẻ đến tuổi trưởng thành. Nếu bố mẹ thấy trẻ có các dấu hiệu sau đây, có thể cân nhắc để được tư vấn từ chuyên gia trị liệu nhi khoa:

– Trẻ chỉ ngồi một tư thế duy nhất kiểu chữ W.

– Trẻ đi khập khiễng tăng dần.

– Phát hiện điểm yếu ở cơ chi dưới.

– Có “dáng đi chim bồ câu”.

– Có vẻ vụng về với các nhiệm vụ đòi hỏi sự khéo léo hoặc phối hợp hai bên cơ thể kém (kéo khóa áo, mở nắp hộp, duy trì giữ đồ vật, buộc dây giày…).

Nếu thấy bé ngồi dáng chữ W, bạn có thể ra tín hiệu bằng cách gõ nhẹ vào chân bé hoặc dùng lời nhắc nhở “hãy ngồi lại đi con”, “hãy ngồi kiểu khác”…Và bạn hãy dạy bé các tư thế ngồi thay thế như ngồi khoanh chân, ngồi duỗi chân, ngồi bên (xếp hai chân sang cùng một bên và gập gối lại), ngồi xổm, ngồi ghế, quỳ ngắn (mông đặt lên hai gót chân)…

Dù là ngồi kiểu gì thì điều quan trọng nhất là bố mẹ cần điều chỉnh cho bé để  ngăn chặn tư thế ngồi chữ W không trở thành vấn đề lớn trong tương lai.

 

Tin tức liên quan
Bí quyết trường mầm non tốt thu hút và giữ chân phụ huynh
Học được trường mầm non tốt là bước đầu tiên quan trọng trong hành trình học tập của trẻ. Vì vậy, việc thu hút và giữ chân phụ huynh luôn là một trong những nhiệm vụ hàng đầu của các trường mầm non. Để làm được điều này, trường mầm non cần tạo ra môi […]
Đọc thêm
Nền tảng đám mây đang định hình tương lai giáo dục như thế nào?
Bài viết được dịch dựa trên nội dung 9 Next-Gen Learning: How Cloud Platform is Shaping the Future of Education của tác giả Henry Chua, được đăng trên LinkedIn Pulse. Ngày nay, nhiều quốc gia ở châu Á đang đầu tư mạnh mẽ vào các công cụ giáo dục số. Các nền tảng học tập […]
Đọc thêm
Đâu là 5 mẹo để chủ trường mầm non tối ưu hoá quản lý?
Quản lý trường mầm non là một công việc đầy thử thách, đặc biệt khi phải xử lý nhiều công việc cùng lúc từ việc quản lý học sinh, giáo viên, đến phụ huynh và tài chính. Tuy nhiên, với sự trợ giúp của công nghệ, việc quản lý có thể trở nên đơn giản […]
Đọc thêm
Phụ nữ trong ngành nghề STEM – Singapore đã có cái nhìn cải tiến hơn như thế nào?
Nhân ngày Phụ nữ 8/3, phóng viên tạp chí “Khoa học và Phát triển” đã phỏng vấn chị Đậu Thuý Hà, đồng sáng lập Công ty KidsOnline, về chủ đề “Kinh nghiệm Singapore đưa giáo dục STEM vào các bậc học, từ mầm non, giúp cải thiện tỷ lệ nữ giới trong lĩnh vực STEM”. […]
Đọc thêm
Tính năng gửi thông báo nhanh KidsOnline giúp nhà trường kết nối phụ huynh hiệu quả
Trong môi trường giáo dục mầm non, việc truyền tải thông tin nhanh chóng và chính xác đến phụ huynh là điều vô cùng quan trọng, là yếu tố quan trọng giúp trường nâng cao hiệu suất quản lý. Đặc biệt, với những dịp đặc biệt như Ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3, các trường […]
Đọc thêm
Trung tâm Thông báo của KidsOnline – Kết nối nhanh chóng, nâng cao hiệu quả giáo dục
Trong môi trường giáo dục mầm non hiện đại, sự chủ động và giao tiếp hiệu quả là chìa khóa để giáo viên quản lý công việc và tạo dựng một không gian học tập lý tưởng. Với Trung tâm Thông báo của KidsOnline, mọi thông tin quan trọng từ phụ huynh đều được tổng […]
Đọc thêm
Tổ Chức Sự Kiện Mầm Non Dễ Dàng Hơn Bao Giờ Hết Với Tính Năng Khảo Sát Trực Tuyến Của KidsOnline
Tổ chức sự kiện trong trường mầm non luôn đòi hỏi sự phối hợp nhịp nhàng giữa giáo viên, phụ huynh, và ban quản lý. Từ việc lập kế hoạch, mời phụ huynh đến ghi nhận ý kiến phản hồi sau sự kiện, mỗi công đoạn đều dễ gặp khó khăn khi sử dụng phương […]
Đọc thêm

Quý trường đăng ký
trải nghiệm