Giáo án nhận biết tập nói với các chủ đề cuộc sống khác nhau được các giáo viên xây dựng để hỗ trợ việc giảng dạy trẻ mầm non được hiệu quả hơn, bài giảng có sinh động, cuốn hút thì trẻ mới dễ dàng tiếp thu được kiến thức. Trong bài này, Kidsonline xin chia sẻ tới các bạn giáo án nhận biết tập nói chủ đề động vật, cụ thể với đề tài: Gà trống – Gà mái – Con vịt, hãy cùng Kids xây dựng một tương lai sáng ngời cho trẻ em Việt Nam nhé.
Mục đích cơ bản của bài học nhận biết tập nói cho trẻ chủ đề này chính là:
– Giúp trẻ tập nói “con gà trống, gà mái, con vịt”
– Dạy trẻ nhận thức một số đặc điểm cơ bản của những con vật này:
- Gà trống: Gáy ò ó o o, ăn thóc, chân có cựa, có mào đỏ và đặc biệt là không đẻ trứng
- Gà mái: Kêu cục tác, ăn thóc, đẻ trứng
- Con vịt: Kêu quoạc quoạc, chân có màng bơi dưới nước, mỏ dẹp, lông màu trắng
Từ đó giúp trẻ phân biệt rõ ràng sự khác nhau giữa 3 con vật trên.
– Kích thích hoạt động của cả 3 giác quan: thị giác, thính giác, xúc giác để nhận biết về động vật.
– Mục đích quan trọng nhất mà bài giảng này hướng đến chính là giúp trẻ phát triển ngôn ngữ, tăng vốn từ mới cho trẻ bằng cách dạy trẻ nói: “gà trống, gà mái, con vịt, mỏ gà, mỏ vịt, chân gà, cánh gà, mào gà…”
Từ đó hướng dẫn trẻ nói được những cụm từ đơn giản có nghĩa và dài hơn như: gà trống gáy ò ó o o, gà mái kêu cục ta cục tác, con vịt kêu quoạc quoạc…
Giáo cụ hỗ trợ nhận biết tập nói:
– Mô hình động vật: Gà trống, gà mái, vịt
– Hình ảnh thực tế về 3 động vật này hoặc tranh vẽ
– Đĩa nhạc liên quan: “Một con vịt”, “Đàn gà trong sân”
Gợi ý cách thức tiến hành bài giảng nhận biết tập nói chủ đề động vật:
– Hoạt động đầu tiên: Dẫn dắt trẻ đến với chủ đề của bài học
Cô cùng trẻ tạo dáng và thực hiện tiếng kêu của các con vật trong chủ đề: gà trống – gà mái- vịt
Cho trẻ xem mô hình, để trẻ có thời gian quan sát, kết hợp trao đổi với trẻ một cách khéo léo. Ví dụ:
+ Đố các con trong khu vườn này có con gì?
+ Con gì đang mổ thóc vậy các con?
+ Thế con gà trống đang làm gì?
+ Còn con gì đang bơi dưới nước vậy các con?
+ Bây giờ thì tạm bịêt gà trống, gà mái và vịt chúng mình cùng đi chơi nhé!
+ Tiếp nối sau câu nói là nhạc bài hát “Một con vịt”, “Đàn gà trong sân” bật lên cho trẻ vận động theo.
Tuần tự theo từng câu nói với trẻ, chờ trẻ quan sát, trả lời rồi mới hỏi các câu hỏi tiếp theo.
– Hoạt động thứ 2: Hướng dẫn trẻ nhận biết tập nói theo chủ đề
Sử dụng tranh vẽ hoặc hình ảnh bằng máy chiếu để chiếu hình của 3 con vật gà mái, gà trống và vịt.
Sau đó đố trẻ đâu là con gà trống. Chờ trẻ trả lời thì trình chiếu hình ảnh gà trống lên.
+ Tập nói “Gà trống”. Ví dụ:
“Đây là con gì?”
“Đây là con gà trống, thế con gà trống có những phần gì nào?”
“Đây là đầu, mình, đuôi và Chân thành”
“Nhìn xem trên đầu gà trống có gì nữa?”
“Đây là mào gà, con nói đi: “ Mào gà””
“Thế mào gà màu gì?”
“Còn đây là gì?”
“Đây là mỏ gà,mỏ gà như thế nào”
“Mỏ gà nhọn để mổ thóc”
“Đây là gì?”
“Chân gà có móng nhọn để bới đất tìm giun. Các bạn nói đi “ Chân gà có cựa””
“Gà trống gáy sao vậy con”
“Các con biết không, gà gáy vào buổi sáng để đánh thức mọi người dậy”
“Gà trống không đẻ được, vậy các con lặp lại cô nghe nào.”
Tương tự với gà mái và vịt. Những câu hỏi của giáo viên cần có sự sáng tạo kết hợp với cử chỉ giọng điệu khéo léo, rõ ràng, dễ nghe. Tuy nhiên cần đảm bảo ngôn từ dễ hiểu, không phức tạp, nói ngắn gọn, tránh câu quá dài, trẻ khó tiếp thu.
– Hoạt động thứ ba: Luyện tập lại giúp trẻ ghi nhớ lâu hơn về bài học
Gà trống: Giáo viên tạo dáng con gà và gáy tiếng “ò ó o o”, đeo thêm mào giả, sau đó đố trẻ là con gì? Như vậy sẽ giúp trẻ ghi nhớ được đặc điểm của con gà lâu hơn.
Gà mái: Cô tạo tiếng con gà mái cho trẻ nghe và đố trẻ con gì? Cô cho trẻ đi tìm trứng gà đẻ, sau đó cho trẻ xem trứng gà và nói “Gà mái đẻ trứng”
Vịt: Cô tạo dáng con vịt bơi, đố trẻ con gì? Và khuyến khích trẻ cùng chơi và nói “quoạc, quoạc, quoạc”
Trên đây là giáo án chi tiết cho bài giảng nhận biết tập nói cho trẻ mầm non chủ đề động vật, Kidsonline hi vọng giúp bài giảng của giáo viên phong phú và hiệu quả hơn.
Tham khảo thêm:
>> Tầm quan trọng của giáo dục âm nhạc trong nuôi dạy trẻ mầm non
>> Hoạt động tạo hình đối với sự phát triển trí tuệ và nhận thức của trẻ
Quý trường đăng ký
trải nghiệm