Cách dạy con siêu thông minh gây sốt khắp cộng đồng mạng - KidsOnline
Cách dạy con siêu thông minh gây sốt khắp cộng đồng mạng

Trẻ quấy khóc hay bướng bỉnh ăn vạ luôn là vấn đề vô cùng đau đầu đối với các bà mẹ và ông bố. Nhẹ nhàng khuyên bảo hay nặng hơn là roi vọt mãi cũng không xong. Thế nhưng mới đây, dân mạng đang chuyền tay nhau tích cực một đoạn clip ngắn về cách dạy con của một bà mẹ trẻ, giải quyết ngay “khủng hoảng” chỉ trong vòng vài phút mà cả mẹ và con đều vui tươi phơi phới!

Clip dạy con đôc đáo được cộng đồng mạng liên tục chia sẻ

Tác giả của đoạn clip đang gây bão của “các mẹ”, chị Minh Trang cho biết: “Sau hơn 3 năm rưỡi sống chung với lũ, dần dần tổng kết được một qui trình giải quyết khủng hoảng khá hiệu quả, nhẹ nhàng. Và cho đến giờ phút này, mình chưa bao giờ và sẽ không bao giờ có ý định dùng roi vọt với Daisy (“nhân vật chính” trong clip)”.

Quy trình được chị liệt kê như sau:

1. Bày tỏ sự đồng cảm với con (ôm, cầm tay, lắng nghe…).
2. Tìm hiểu, gọi tên vấn đề của con.
3. Lắng nghe nhu cầu/cách giải quyết con mong muốn.
4. Đưa ra đề xuất phương án bố/mẹ mong muốn thông qua các lựa chọn.
5. Hỗ trợ con giải quyết vấn đề (nếu con cần).
6. Tuyên bố kết thúc khủng hoảng (đập tay, một cái ôm thật chặt, thật dài…)

Cụ thể như sau:

1. Bày tỏ sự đồng cảm với con

Dấu hiệu dễ nhận biết nhất của các hình thức khủng hoảng hay ăn vạ là khóc. Mà khi đã khóc ấy mà, bạn nào hay khóc (như mình) đều sẽ hiểu, để nín ngay lập tức là gần như không thể. Thế nên bố mẹ đừng bao giờ bắt đầu câu chuyện bằng “Nín, nín ngay lập tức”. Nói câu đó với giọng cao, cáu gắt, sẽ chỉ làm con thêm căng thẳng/sợ, chỉ tổ khóc to thêm. Và thế là đôi bên cùng mệt mỏi, cơn nóng tính sẽ đến rất nhanh.

-Nếu con khóc vì vòi vĩnh món đồ gì đó, trước tiên hãy “di dời” con khỏi hiện trường hoặc cắt sự chú ý của con vào những món đồ đó (quay lưng lại hàng đồ chơi, dắt tay con đi ra chỗ khác…)

-Nếu khóc vì đau (ngã, ốm, tiêm, tự làm đau…), hãy bình tĩnh và nhẹ nhàng hỏi thăm con đau ở đâu, đau ra sao, thay vì phủ nhận cảm xúc của con kiểu “ôi giời, ngã tí mà kêu đau, đau gì mà đau” hoặc tệ hơn là trách con “đi đứng thế à?”

-Nếu khóc chưa rõ nguyên nhân, gào khóc to… mình hay bắt đầu với Daisy bằng 1 cái ôm, thật lâu thật chặt. Cái ôm là điều tuyệt vời nhất mà một đứa trẻ mong muốn khi có cảm giác buồn, mệt, bất an, thất vọng…vì một điều gì đó. Rồi sau đó là:

“Rồi, bây giờ con thấy ổn hơn chưa? Bình tĩnh nói cho mẹ nghe xem có chuyện gì?”

“Con cứ khóc thế này có mệt không? Nếu vừa khóc vừa nói mẹ chịu, chẳng nghe được rõ con muốn nói gì”

“Mẹ muốn nghe xem có chuyện gì, để giúp con. Nếu con muốn mẹ giúp thì bình tĩnh kể cho mẹ xem nào”

“Hay cứ khóc nốt chỗ dở đi vậy, khi nào xong thì nói cho mẹ nghe xem có chuyện gì nhé”

Những điều này sẽ làm con cảm giác được lắng nghe, tạo niềm tin với con, tạo cảm giác bố mẹ đang ở cùng phía với mình, là bạn mình, có thiện chí với mình.

-Mình tuyệt đối không bao giờ để cho Daisy khóc một mình mà chưa nói chuyện/hỏi han/cùng con giải quyết vấn đề. Mình nghĩ với người lớn như mình cũng vậy thôi, việc bị bỏ mặc gào khóc một mình thật là tồi tệ, nó có thể là nguyên nhân của vô số những ý nghĩ tiêu cực hoặc nghiêm trọng hơn là chứng bệnh trầm cảm sau này.

2. Tìm hiểu, cùng con gọi tên vấn đề của con

Sau bước một, mình đã có được sự tin tưởng và thiện chí muốn chia sẻ của Daisy. Bước này, nói đơn giản thì mình hoàn toàn đóng vai là “tiếng vọng” của con.

Ví dụ: Nếu Daisy nói “Con không thích ăn sữa chua xoài”, mình sẽ nói “Okay, vậy là con không thích ăn xoài trộn với sữa chua có đúng không?”

Hoặc:

“Con không thích đi tất” – “Rồi, mẹ hiểu rồi. Vậy là sáng nay mặc dù đang rất lạnh và tẹo nữa mẹ con mình sẽ đi bộ ngoài trời lạnh để đi học nhưng con vẫn không thích đi tất đúng không?”

Mình thấy việc này cực hiệu quả ở chỗ Daisy thấy mẹ lắng nghe và hiểu những gì bạn ấy muốn. Cũng là 1 lần khẳng định lại vấn đề để bạn ấy có thời gian nghĩ xem thực ra vấn đề này có thực sự là vấn đề hay không. Và cũng “câu giờ” để cơn khóc/quấy/cảm xúc mạnh..của bạn ấy từ từ lắng xuống.

3. Lắng nghe nhu cầu/cách giải quyết con mong muốn, phân tích vấn đề dựa trên thực tế (chứ không phải dựa trên ý kiến chủ quan của bố mẹ)

Vấn đề là của con, vậy con là người biết rõ nhất con muốn giải quyết nó như thế nào. Mình toàn hỏi Daisy trước, xem bạn ấy muốn gì (trong trường hợp hạn chế về thời gian, mình sẽ hỏi rất nhanh ở bước này và đề xuất luôn phương án của mình)

Hãy dành cho các bạn nhỏ nhiều thời gian ở đây, vì có khi nói 1 hồi cái các bạn ấy thực sự muốn lại khác xa cái lúc đầu bạn ấy khóc/ăn vạ để đòi. Đừng vội đánh giá/phủ định bất kỳ điều gì, hãy để con được nói ra những mong muốn của mình.

-“Vì sao con lại không thích đi tất?” (có thể câu trả lời là vì chân con bị nốt mụn sưng đau chẳng hạn, rất nhiều trường hợp khủng hoảng hay sự khóc quấy của các bạn ấy đến từ những vấn đề hoàn toàn có thật và nghiêm túc).

-“Con thử nghĩ xem nếu không đi tất, tẹo đi bộ đi học ngoài trời lạnh thì chuyện gì sẽ xảy ra?”.

-“Nếu không đi tất, con có cách nào khác để giữ chân không bị lạnh rồi bị ốm không?”

4. Đưa ra đề xuất phương án bố/mẹ mong muốn thông qua các lựa chọn

Thay vì ép con bằng được vào 1 thứ mình muốn, bỏ qua mong muốn và suy nghĩ của con, mình thường cùng con nghĩ. Đưa ra các lựa chọn cho con luôn phát huy hiệu quả với Daisy. Ngay cả việc “gói ghém” các lựa chọn này cũng là cả một nghệ thuật! Đùa thôi chứ chả có gì to tát. Thay vì bắt con chọn “CÓ” hoặc “KHÔNG”, mình hay cố gắng nghĩ ra vài phương án kiểu “CÓ” “GẦN VỚI CÓ” để con chọn trong đó, dù chọn phương án nào cũng vẫn là trong điều mình mong muốn.

-“Mẹ nghĩ nếu không đi tất thì cũng được thôi, nhưng chắc chắn tẹo nữa đi bộ con sẽ bị lạnh chân, mà lạnh chân thì rất dễ ốm, ốm lâu là phải vào viện rất nhiều vấn đề. Bây giờ con thử chọn xem con thích đôi nào hơn, đây mẹ thấy có 1 đôi Hello Kitty hồng với 1 đôi ếch xanh này” (trong 2-3 phương án, cố gắng có 1 phương án mạnh, đúng sở thích/nhu cầu của con để khả năng cao là con sẽ chọn phương án đấy).

-“Hay đôi Kitty hồng này đi, mẹ cũng vào thay đôi tất hồng, thế là 2 mẹ con đi tất sinh đôi nhé”.

Như trong clip này, cuối cùng “bà già ăn vạ” Daisy sau khi kì cụi múc xoài ra khỏi sữa chua, ăn hết xoài, ăn xong lại xử nốt bát sữa chua không. Huề cả làng rồi cười toe toét.

5. Hỗ trợ con giải quyết vấn đề (nếu con cần)

Bước này thường mình hay để Daisy tự làm, hơi lâu la nhưng tập cho con được khả năng tự giải quyết những vấn đề cá nhân.

6. Tuyên bố kết thúc khủng hoảng (đập tay, một cái ôm thật chặt, thật dài…)

Thường thì mình hay có vài câu “tổng kết nhanh” sự khủng hoảng vừa kết thúc, rồi hỏi Daisy về những gì bạn ấy tự nhận ra/suy nghĩ/rút kinh nghiệm cho lần sau. Gói gọn lại bằng 1 cái đập tay thật to hoặc một cái ôm thật chặt. Cái ôm luôn luôn kì diệu, đó là sự chia sẻ, đồng cảm, sự thừa nhận, tình yêu thương.

Đôi khi tầm ẩm ương này khóc quấy hay ăn vạ chẳng vì một lí do gì, hoặc vì lí do siêu lãng xẹt, chị Trang luôn phải tự nhủ bản thân rằng “cái sự khủng hoảng này chỉ nhất thời, luôn phải giữ cái đầu lạnh, mình càng bình tĩnh thì mới cầm tay các bạn bé bình tĩnh giải quyết khủng hoảng được”.

Và tuyệt đối tránh những kiểu câu mệnh lệnh (VD: nín ngay, đứng dậy ngay, đi tất vào, không nói nữa, ăn đi, ăn nhanh lên…); tránh dùng những cụm từ phủ định mạnh (VD: Không được, mẹ nói không là không…), đánh giá/trách móc chung chung (VD: sao con hay ăn vạ thế?, sao con hư/quấy thế?, sao con lười ăn thế?, sao con nhát thế?…)

Chị Trang cũng không quên chúc các vị phụ huynh “có thật nhiều thời gian tận hưởng các con, kể cả những lúc khủng hoảng nhé. Vì như nhà mình thì nhiều khi khủng hoảng cũng vui và hài lắm ấy!”

Nguồn: Trang Minh Nguyen

Tin tức liên quan
KidsOnline gửi tặng sách tô màu AR mang lại niềm vui và sự sáng tạo cho các bài học STEM mầm non
Bộ phận chuyên môn phát triển chương trình giảng dạy KidsEdu đã cho ra mắt cuốn sách tô màu hỗ trợ AR này cho học sinh mầm non ở mọi nơi trên thế giới sử dụng. Chỉ với một thiết bị thông minh (điện thoại thông minh hoặc máy tính bảng) mà không cần tải xuống […]
Đọc thêm
KidsOnline gửi tặng AR coloring book với chủ đề Giáng Sinh từ Chương trình KidsEdu STEM
Bộ phận chuyên môn phát triển chương trình giảng dạy KidsEdu đã cho ra mắt cuốn sách tô màu với chủ đề Giáng Sinh kết hợp với công nghệ AR gửi tặng Quý Thầy Cô giáo, Quý Phụ huynh nhân dịp Giáng Sinh 2023. Giáo viên, phụ huynh và trẻ có thể sử dụng công […]
Đọc thêm
Hội thảo Khoa học chuyển đổi số trong giáo dục mầm non đã diễn ra thành công tốt đẹp
Ngày 2/12/2022 vừa qua tại Trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương đã diễn ra Hội thảo khoa học “Chuyển đổi số trong giáo dục mầm non”. Hội thảo với mục đích bàn về chuyển đổi số trong giáo dục, đặc biệt là chuyển đổi số trong giáo dục mầm non.  Đại diện Công ty […]
Đọc thêm
VIET.E – Phần mềm đào tạo ngoại ngữ theo chương trình giáo dục Việt Nam trên Smart Phone và các thiết bị thông minh khác
“Thời còn đi học, môn học chúng tôi sợ nhất là ngoại ngữ, học phát âm chủ yếu là truyền khẩu, phát âm sai nên đọc lại cũng sai theo và không có giao tiếp nên nghe cũng rất kém. Vì vậy mà trong tôi luôn đau đáu câu hỏi: Làm thế nào để đơn […]
Đọc thêm
SIÊU QUÀ THÁNG 7 – KIDSONLINE TẶNG 1000 CAMERA AI CHO TRƯỜNG MẦM NON: TỰ ĐỘNG ĐIỂM DANH –
NHANH CHÓNG – CHÍNH XÁC – AN TOÀN
Tháng 7 này, khi đăng ký sử dụng giải pháp quản lý trường mầm non toàn diện của KidsOnline, mỗi nhà trường sẽ được nhận ngay 1 camera thông minh AI hoàn toàn miễn phí. Các trường điểm danh học sinh bằng Camera AI có rất nhiều lợi ích như sau: ✅ Đảm bảo an […]
Đọc thêm
GIA HẠN THỜI GIAN THỬ THÁCH
“MAI NÀY CON KỂ BA NGHE”
Tính đến thời điểm hiện tại đã có hàng trăm phụ huynh của KidsOnline tham gia group chương trình và đăng tải những hình ảnh thú vị của gia đình mình khi thực hiện Thử thách “Mai này con kể ba nghe”. Với mong muốn lan tỏa mạnh mẽ hơn nữa thông điệp tốt đẹp […]
Đọc thêm
PHÁT ĐỘNG THỬ THÁCH “MAI NÀY CON KỂ BA NGHE”
Tháng 6 này, KidsOnline phối hợp cùng Umbalena tổ chức Thử thách “Mai này con kể ba nghe”. Đây là một hoạt động ý nghĩa giúp ba mẹ giành nhiều thời gian cho con hơn trong những ngày chiến đấu với dịch bệnh. – Ba ơi đừng đi công tác, ba ở nhà với con. […]
Đọc thêm

Quý trường đăng ký
trải nghiệm