Rèn luyện kỹ năng sống - kỹ năng tự nhận thức cho trẻ mầm non - KidsOnline
Rèn luyện kỹ năng sống – kỹ năng tự nhận thức cho trẻ mầm non

Tự nhận thức là một kỹ năng sống rất cơ bản của con người, là nền tảng để con người giao tiếp, ứng xử phù hợp và hiệu quả với người khác. Trước hết là những người thân yêu trong gia đình, trong lớp học, trong cơ quan và sau đó là con người trong cộng đồng, xã hội.

Dạy trẻ kỹ năng tự nhận thức cho trẻ khả năng sống nhân ái, đúng mực với mọi người. Ngoài ra, rèn luyện kỹ năng tự nhận thức cho trẻ còn giúp trẻ sớm hiểu đúng về mình, từ đó có những hành động, lựa chọn đúng đắn, phù hợp với khả năng của bản thân, với điều kiện hoàn cảnh thực tế và với yêu cầu của xã hội.

Rèn luyện kỹ năng sống – kỹ năng tự nhận thức cho trẻ mầm non

Phát triển kỹ năng tự nhận thức của trẻ bao gồm

  • Kỹ năng sử dụng ngôn ngữ thông qua những câu nói hoàn chỉnh hoặc những từ ngữ ngắn gọn để miêu tả, gọi tên mình để chào hỏi, gọi tên các bạn…
  • Kỹ năng nhận biết hình ảnh và liên hệ sự vật…nhận biết người quen, sự vật từ ký ức, hiện tại. Trẻ có khả năng nhận biết ra người quen và những sự vật quen thuộc từ những câu truyện, hình ảnh mà trẻ tiếp xúc.
  • Kỹ năng lắng nghe: phản ứng với âm thanh và hình ảnh mà trẻ thu nhận được.
  • Kỹ năng tập trung chú ý: biểu lộ nét mặt, cử chỉ đối với hoạt động, hình ảnh cụ thể ( vd: cười sung sướng, kêu khóc, tỏ ra sợ hãi…)

Kỹ năng tự nhận thức cho trẻ cần có

Một trong những hình thức đánh giá sự tư duy và sự phát triển kỹ năng tự nhận thức của trẻ là thông qua các hành động của các em: ngôn ngữ hình ảnh và cử chỉ. Ví dụ như các tác phẩm nghệ thuật hay những bức tranh vẽ của các em từ những năm đầu đời thể hiện rất rõ rệt về sự nhận thức của từng trẻ và tâm tư, sự phát triển về cảm xúc của trẻ có tích cực hay không tích cực.

Rèn luyện kỹ năng sống - kỹ năng tự nhận thức cho trẻ mầm non 01

Những kỹ năng cần có để phát triển kỹ năng tự nhận thức của trẻ cần có kỹ năng thu nhận thông tin từ môi trường xung quanh: quan sát, chú ý lắng nghe và nhận biết hình ảnh từ những môi trường xung quanh đó..đòng thời có khả năng ghi nhớ những hình ảnh , màu sắc.

Ngoài ra trẻ còn có khả năng thực hiện các hành động, công việc theo chỉ dẫn và khả năng sử dụng ngôn ngữ, cử chỉ và điệu bộ đê thực hiện các hoạt động giao tiếp, và thực hiện các hoạt động học tập, giao lưu với các bạn

Làm thể nào để đánh giá khả năng phát triển kỹ năng tự nhận thức của trẻ?

  • Thông qua sự thể hiện cảm xúc của trẻ: trẻ có vui vẻ, cảm thấy tin cậy, cảm xúc an tâm an toàn trong môi trường của trẻ hiện tại hay không…?
  • Sự tương tác với các trẻ khác và môi trường xung quanh: trẻ vận động như thế nào? Sử dụng ngôn ngữ, điệu bộ, cử chỉ ra làm sao?
  • Phản ứng của trẻ với các hình ảnh, ký ức và tiếng nói.Điều này rất quan trọng với phụ huynh và giáo viên. Trẻ có phản ứng tich cực với những hình ảnh, tiếng nói mang tiếng tích cực và ngược lại. Vì vậy, khi giao tiếp với trẻ cần chú ý đến nét mặt, cử chỉ, điệu bộ, giọng nói và khoảng cách với trẻ.
  • Miêu tả, và diễn đạt thông tin thông qua sự lặp lại: đồng dao, các bài hát vần điệu lặp đi lặp lại, truyện có hình ảnh nội dung lặp đi lặp lại. Ở lứa tuổi mầm non có rất nhiều bài hát,bài ca dao, câu truyện, bộ phim hoạt hình vô cùng đơn giản nhưng lại gây ra cảm xúc mãnh liệt ở trẻ bởi có thể trẻ tìm thấy sự đồng cảm trong những nhân vật đó và với trí nhớ ngắn hạn của trẻ, trẻ không thể nào ghi nhớ được lượng thông tin lớn, nên những bài hát, câu truyện, bộ phim hoạt hình ngắn gọn đơn giả, có sự lặp đi lặp lại là cách tốt nhất để phát triển kỹ năng tự nhận thức của trẻ.

Rèn luyện kỹ năng sống - kỹ năng tự nhận thức cho trẻ mầm non 02

Sự phát triển nhận thức về thế giới xung quanh của trẻ

  • Thông qua sự lắng nghe, cách hiểu và cách nhận biết được của trẻ
  • Khả năng nhận biết, phân biệt, phân loại và khái quát hóa về sự vật. Đây là con gì? Có màu sắc ra sao? Nó đang làm gì? Trẻ có thể phân loại được đâu là con mèo, đâu là con chó…
  • Trải nghiệm về thế giới xung quanh thông qua: hình ảnh màu săc, âm thanh, ngôn ngữ, không gian, con số, sự liên hệ giữa sự vật và hiện tường, miêu tả.

Ví dụ: màu sắc, con số, các bước của trò chơi, vẽ, sử dụng bút chì, phối màu.

Giáo dục nhằm phát triển kỹ năng tự nhận thức của trẻ là gì?

  • Phát triển những kỹ năng tự nhận thức cho trẻ từ khi sơ sinh đến trưởng thành để trẻ hiểu biết và tương tác với môi trường xung quanh.
  • Tạo cơ hội khuyến khích, động viên trẻ kiến tạo nên tri thức và kỹ năng để trẻ hiểu được rằng: Đây là cái gì? Có điều gì đang xảy ra? Điều đó có nghĩa là gì?
  • Tạo ra các hoạt động trò chơi gần gũi với những gì diễn gì trong cuộc sống của trẻ. Những bài hát, những bài ca phải thật sự phù hợp với lứa tuổi. VD: khi cho trẻ tham gia đến các hoạt động vui chơi nhảy múa, chúng ta phải thật sự chú trọng đến việc chọn lựa những bài hát, động tác, cách biểu cảm thật sự phù hợp với lứa tuổi, tính cách của trẻ. Từ đó, xây dựng các hoạt động vừa học vừa chơi cho trẻ

Tại các trường mầm non đang sử dụng KidsOnline, hiệu quả của các phương pháp giáo dục kỹ năng tự nhận thức cho trẻ đã được các phụ huynh đánh giá cao thông qua sư tiến bộ của các con về tư duy cũng như các kỹ năng xã hội khác.

Hoạt động học tập của trẻ ở lứa tuổi mầm non không chỉ là hoạt động mang tính chất bài bản, tính ghi chép hay chỉ dẫn làm theo hoạt động của cô giáo mà phải thật sự tập trung vào các hoạt động mang tính chất trò chơi,tính tập thể, tính trải nghiệm và điều đó là mấu chốt cho sự phát triển kỹ năng tự nhận thức của trẻ.

Xem thêm:

Tin tức liên quan
KidsOnline gửi tặng sách tô màu AR mang lại niềm vui và sự sáng tạo cho các bài học STEM mầm non
Bộ phận chuyên môn phát triển chương trình giảng dạy KidsEdu đã cho ra mắt cuốn sách tô màu hỗ trợ AR này cho học sinh mầm non ở mọi nơi trên thế giới sử dụng. Chỉ với một thiết bị thông minh (điện thoại thông minh hoặc máy tính bảng) mà không cần tải xuống […]
Đọc thêm
KidsOnline gửi tặng AR coloring book với chủ đề Giáng Sinh từ Chương trình KidsEdu STEM
Bộ phận chuyên môn phát triển chương trình giảng dạy KidsEdu đã cho ra mắt cuốn sách tô màu với chủ đề Giáng Sinh kết hợp với công nghệ AR gửi tặng Quý Thầy Cô giáo, Quý Phụ huynh nhân dịp Giáng Sinh 2023. Giáo viên, phụ huynh và trẻ có thể sử dụng công […]
Đọc thêm
Hội thảo Khoa học chuyển đổi số trong giáo dục mầm non đã diễn ra thành công tốt đẹp
Ngày 2/12/2022 vừa qua tại Trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương đã diễn ra Hội thảo khoa học “Chuyển đổi số trong giáo dục mầm non”. Hội thảo với mục đích bàn về chuyển đổi số trong giáo dục, đặc biệt là chuyển đổi số trong giáo dục mầm non.  Đại diện Công ty […]
Đọc thêm
VIET.E – Phần mềm đào tạo ngoại ngữ theo chương trình giáo dục Việt Nam trên Smart Phone và các thiết bị thông minh khác
“Thời còn đi học, môn học chúng tôi sợ nhất là ngoại ngữ, học phát âm chủ yếu là truyền khẩu, phát âm sai nên đọc lại cũng sai theo và không có giao tiếp nên nghe cũng rất kém. Vì vậy mà trong tôi luôn đau đáu câu hỏi: Làm thế nào để đơn […]
Đọc thêm
SIÊU QUÀ THÁNG 7 – KIDSONLINE TẶNG 1000 CAMERA AI CHO TRƯỜNG MẦM NON: TỰ ĐỘNG ĐIỂM DANH –
NHANH CHÓNG – CHÍNH XÁC – AN TOÀN
Tháng 7 này, khi đăng ký sử dụng giải pháp quản lý trường mầm non toàn diện của KidsOnline, mỗi nhà trường sẽ được nhận ngay 1 camera thông minh AI hoàn toàn miễn phí. Các trường điểm danh học sinh bằng Camera AI có rất nhiều lợi ích như sau: ✅ Đảm bảo an […]
Đọc thêm
GIA HẠN THỜI GIAN THỬ THÁCH
“MAI NÀY CON KỂ BA NGHE”
Tính đến thời điểm hiện tại đã có hàng trăm phụ huynh của KidsOnline tham gia group chương trình và đăng tải những hình ảnh thú vị của gia đình mình khi thực hiện Thử thách “Mai này con kể ba nghe”. Với mong muốn lan tỏa mạnh mẽ hơn nữa thông điệp tốt đẹp […]
Đọc thêm
PHÁT ĐỘNG THỬ THÁCH “MAI NÀY CON KỂ BA NGHE”
Tháng 6 này, KidsOnline phối hợp cùng Umbalena tổ chức Thử thách “Mai này con kể ba nghe”. Đây là một hoạt động ý nghĩa giúp ba mẹ giành nhiều thời gian cho con hơn trong những ngày chiến đấu với dịch bệnh. – Ba ơi đừng đi công tác, ba ở nhà với con. […]
Đọc thêm

Quý trường đăng ký
trải nghiệm